Đau cơ bụng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

5/5 - (1 bình chọn)

Đau cơ bụng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, không muốn vận động nhiều. Vì thế làm ảnh hưởng tới việc luyện tập thể dục thể thao và cả công việc hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề này cũng không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cũng dễ dàng điều trị. Nhiều người bị đau phần cơ bụng nhưng không hiểu rõ nên vẫn lầm tưởng với những căn bệnh khác về đường ruột. Bài viết dưới đây, FITI sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề đau cơ bụng. Giải đáp thắc mắc về nguyên nhân và cách khắc phục khi cơ bụng bạn bị đau.

Đau cơ bụng là gì?

Nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về vấn đề cơ bụng bị đau mỏi. Vậy đau cơ bụng là gì? Hiện tượng phần cơ bụng bị đau là hiện tượng thường gặp phải khi bạn vận động bị sai tư thế. Đặc biệt trong quá trình tập thể dục thể thao mà vận động sai kỹ thuật hoặc vận động quá sức vào vùng bụng. Khi cơ bụng của bạn bị đau, bạn sẽ cảm thấy đau nhức khi vận động đứng lên ngồi xuống hay có tác động vào phần cơ bụng. Một vài trường hợp sẽ xuất hiện các vết sưng, bầm tím và cảm thấy co rút cơ gây đau, khó chịu.

Đau cơ bụng là gì?
Đau cơ bụng là gì?

Triệu chứng đau cơ bụng thường gặp

Nếu như cơ bụng bị căng, bề mặt ngoài vùng dạ dày có thể cảm thấy đau và viêm. Bạn thường xuyên cảm nhận được cảm giác này lúc tập cơ bụng và đi lại.

Những triệu chứng khác gồm:

  • Đau dữ dội, đột ngột
  • Sưng
  • Bầm tím
  • Đau yếu
  • Căng cứng cơ
  • Cảm thấy đau hay khó kéo giãn hay gập cơ bụng
  • Co thắt cơ bắp hoặc chuột rút

Tùy thuộc vào mức độ khá nghiêm trọng của tình trạng căng cơ, bạn có khi cảm thấy khó khăn trong lúc đi bộ, đứng thẳng, cúi người về phía trước hoặc nghiêng người sang hai bên.

Các chuyển động liên quan đến những cơ bắp chính như đưa tay cao qua đầu cũng gây đau nhức.

Những triệu chứng đau cơ bụng và thoát vị có vẻ giống nhau nhưng bạn cần phải phân biệt được hai vấn đề này. Lúc bị thoát vị, bạn sẽ cảm thấy:

  • Một khối u bất ngờ sẽ phình to trong bụng
  • Cảm giác đau nhức hay là nóng rát kéo dài
  • Buồn nôn, nôn
  • Táo bón

Nguyên nhân khiến bạn đau cơ bụng

Đau cơ bụng thường xuất hiện ở những người mới bắt đầu tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, việc cơ bụng bị đau mỏi còn do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cơ bụng bị đau mà bạn có thể tham khảo:

  • Khi bạn vận động, xoay người quá nhanh khiến cơ bụng giãn đột ngột sẽ gây ra hiện tượng đau cơ ở bụng.
  • Tập thể dục với cường độ cao vượt quá sức chịu đựng của cơ bụng có thể khiến cơ bụng bị căng hoặc rách cơ, gây ra triệu chứng đau cơ ở mức độ nặng.
  • Vận động liên tục làm cho các cơ bị căng nhưng không dành thời gian nghỉ ngơi để cơ bụng được giãn ra khiến cho bụng quặn đau. Đây là hiện tượng đau cơ phổ biến với những người làm việc nặng.
Nguyên nhân của hiện tượng đau cơ bụng.
Nguyên nhân của hiện tượng đau cơ bụng
  • Với những người mới tập gym hoặc tập cơ bụng ở những buổi tập đầu có thể sẽ cảm thấy đau cơ. Đối với trường hợp này thì chỉ vài ngày sau hiện tượng đau cơ sẽ biến mất, đây là trường hợp căng cơ nhẹ do lâu ngày cơ không bị tác động nhiều.
  • Tập thể dục sai kỹ thuật là một trong những nguyên nhân gây đau cơ, ngoài ra việc tập sai kỹ thuật còn gây ra nhiều hậu quả không tốt cho sức khỏe của bạn.
  • Đôi khi những hành động nhỏ như cười nhiều, ho hay hắt hơi cũng có thể là tác nhân gây ra hiện tượng đau cơ bụng.

>> Xem thêm: Không ăn kiêng vẫn giảm cân với những cách khoa học này

Cách khắc phục đau cơ bụng hiệu quả

Vấn đề đau cơ bụng không ảnh  hưởng quá nghiêm trọng tới tình hình sức khỏe, nhưng sẽ gây cản trở sự vận động của bạn. Một số cách khắc phục đơn giản, dễ dàng và có thể thực hiện tại nhà như sau:

Chườm nóng

Các bước để chườm nóng cho cơ bụng đơn giản tại nhà như sau:

  • Nếu nhà bạn có túi giữ nhiệt hay túi chườm ấm thì có thể sử dụng. Nếu không có bạn có thể sử dụng một chiếc túi vải mỏng và đổ gạo vào.
  • Sau đó làm nóng túi chườm, lưu ý không nên làm túi chườm quá nóng sẽ gây phỏng cho vùng da ở bụng.
  • Cuối cùng, dùng túi chườm nóng chườm lên vùng cơ bụng bị đau trong vòng khoảng 20 phút, bạn sẽ cảm thấy cảm giác đau đớn dần dịu đi.
Chườm nóng giảm đau cơ bụng.
Chườm nóng giảm đau cơ bụng

Với phương pháp này bạn nên thực hiện mỗi ngày cho tới khi khỏi hẳn, giúp cơ được thư giãn và giảm đau hiệu quả. Khi chườm nóng, máu tại vùng cơ bị đau sẽ được lưu thông tốt hơn giúp vết thương nhanh khỏi.

Chườm lạnh

Các bước thực hiện cách chườm lạnh tại nhà để giảm viêm cơ hiệu quả:

  • Nếu bạn có gói gel lạnh thì dùng để chườm trực tiếp nhưng cần dùng một tấm vải quấn bên ngoài để bảo vệ da không gây kích ứng. Nếu không có thể sử dụng một tấm vải mỏng bọc đá lạnh vào.
  • Sau đó, chườm xung quanh vùng cơ bị đau trong khoảng 10–15 phút mỗi lần chườm để giảm hiện tượng sưng, viêm ở cơ bụng.
Chườm lạnh giảm viêm các cơ.
Chườm lạnh giảm viêm các cơ

Hãy thực hiện chườm lạnh trong khoảng 1-2 giờ mỗi ngày và kéo dài trong vài ngày đầu tiên khi bị chấn thương. Phương pháp này sẽ hỗ trợ giảm viêm hiệu quả với các trường hợp giãn cơ nặng hoặc rách cơ gây viêm cơ. Nếu cảm thấy quá đau bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ càng hơn. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả giảm đau cơ bụng hiệu quả tại nhà.

Xem thêm: 13 ngày áp dụng chế độ ăn kiêng phi hành gia rất khoa học

Nghỉ ngơi dưỡng sức

Trong quá trình vận động, tập luyện thể thao quá sức và liên tục bạn rất dễ bị đau phần cơ bụng. Khi bị đau cơ bụng, bạn nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh gây căng cơ. Hạn chế tối thiểu mọi hoạt động có thể gây ảnh hưởng tới phần cơ bụng. Nằm nghỉ ngơi và thư giãn kết hợp massage vùng bị căng cơ để giảm đau và tạo cảm giác thoải mái hơn.

Bổ sung protein

Protein là dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ bắp, vì vậy khi bị đau cơ bạn cần bổ sung thêm cho cơ thể một lượng protein nhất định. Protein dễ tìm thấy trong thực phẩm như cá hồi, thịt bò, trứng, súp lơ, đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành,… Đồng thời, bạn có thể bổ sung protein dạng bột được bán rất nhiều trên thị trường hiện nay. Tiện lợi mà vô cùng tốt cho các nhóm cơ.

Bổ sung protein cho cơ bắp khi bị tổn thương.
Bổ sung protein cho cơ bắp khi bị tổn thương

Tập yoga

Khi cơ bụng bạn bị đau, việc tập luyện thể dục là vô cùng khó khăn, vì thế các bài tập yoga sẽ là lựa chọn phù hợp. Các bài tập yoga cơ bản vô cùng nhẹ nhàng, giúp bạn điều hòa được nhịp thở và tinh thần sẽ thư thái hơn. Yoga hỗ trợ tuần hoàn máu giúp giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ thể bạn cũng cần vận động đều đặn nên bạn cần lựa chọn các bài tập yoga nhẹ nhàng. Ưu tiên tập các bài tập giúp kéo giãn phần cơ bị căng cứng ở bụng như: Tư thế chó cúi mặt, tư thế cào cào, tư thế ngồi gập người,…

Tập yoga giúp tuần hoàn máu giảm đau cơ.
Tập yoga giúp tuần hoàn máu giảm đau cơ

Xem thêm: Ăn kiêng 1 ngày bao nhiêu calo là phù hợp

Thuốc giảm đau

Nếu bạn cảm thấy quá đau nhức phần cơ bụng bị căng thì có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không cần kê đơn. Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như Ibuprofen và Natri naproxen có chức năng giảm viêm, đau vô cùng hiệu quả. Đồng thời, bạn có thể sử dụng Paracetamol, Aspirin giúp xoa dịu đi cơn đau nhanh chóng nhưng không mang lại hiệu quả giảm viêm như 2 loại thuốc trên. Với các tình trạng quá nặng, bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc giảm đau theo đơn. Vừa đảm bảo tình trạng bệnh mà vừa có hiệu quả nhanh hơn.

Tập thể dục

Khi các triệu chứng đau cơ bụng đã giảm, bạn có thể bắt đầu các bài tập tăng cường cơ bụng và các cơ khác. Bài tập Curl-up và nghiêng xương chậu là hai cách thức thông dụng nhất.

Nếu như cơ thể cho phép, hãy thực hiện những bài tập này một số lần trong tuần. Bên cạnh đó, đừng quên nghỉ ngơi dưỡng sức giữa những buổi tập.

Bài tập Curl-up

  • Nằm ngửa trên nền nhà, chân co lại
  • Để tay dọc hai bên cơ thể
  • Nâng đầu và vai lên cao khoảng vài centimet. Đưa cánh tay lên cao so với đùi
  • Giữ nguyên tư thế đó trong 6 giây
  • Hạ người xuống
  • Thực hiện lại động tác này khoảng 3 đợt, một đợt 8 lần.

Bài tập giảm đa cơ bụng – nghiêng xương chậu (pelvic tilts)

  • Nằm ngửa trên sàn nhà và chân co lại
  • Sử dụng lực ép cơ bụng lại như bạn đang cố kéo cơ bụng về phía cột sống
  • Giữ phần lưng dưới cố định xuống nền
  • Giữ trong vòng 6 giây
  • Thư giãn và sau đó trở về vị trí ban đầu
  • Thực hiện động tác này 3 đợt với mỗi đợt 8 lần

Tuy vậy, Nếu sau khi thực hiện các cách thức giúp giảm đau cơ bụng ở nhà mà không có hiệu quả hoặc cơn đau ngày một trầm trọng hơn thì bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng cực tốt. Đôi khi đau cơ là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Phòng ngừa đau cơ bụng

Đau cơ bụng có thể tái phát và dẫn tới khá nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bạn cần thực hiện những giải pháp để ngăn ngừa cơn đau cơ bụng lại xảy ra.

Khi tập thể dục, bạn nên:

  • Khởi động làm ấm cơ thể và duỗi cơ trước lúc tham gia hoạt động thể chất
  • Có cách hạ nhiệt sau lúc tập luyện
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi mỗi tuần cho cơ bắp được thư giãn
  • Bắt đầu bởi những bài tập cường độ không cao trong khoảng thời gian ngắn rồi tăng mức độ lên dần

Trong cuộc sống hằng ngày và bạn nên:

  • Cong đầu gối và hạ hông xuống, giữ lưng thẳng lúc nâng vật nặng
  • Duy trì đúng tư thế khi đứng hay ngồi. Luôn ý thức về tư thế hiện tại nhằm kịp thời sửa chữa
  • Nếu như phải ngồi trong thời gian dài, đừng quên tạo thói quen đứng dậy và đi lại thường xuyên.

Kết luận

Với những người tập luyện thể thao quá sức hay tập sai kỹ thuật, những người vận động mạnh đột ngột sẽ dễ gặp phải tình trạng cơ bụng bị giãn đau mỏi. Biểu hiện có thể nhận ra là cơ bụng bị đau khi vận động, có thể xuất hiện các vết bầm tím và sưng nhẹ. Với những thông tin về vấn đề đau cơ bụng mà FITI cung cấp trên, mong rằng bạn có thể hiểu rõ và biết được cách khắc phục. Đồng thời bạn nên lưu ý tập thể dục thường xuyên và tập từ đơn giản đến nâng cao. Tránh tập với cường độ quá mạnh gây đau mỏi các nhóm cơ.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *