Bắp (ngô) là loại thực phẩm quen thuộc không chỉ dễ chế biến mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy bắp bao nhiêu calo? Bắp luộc bao nhiêu calo? Ăn bắp (ngô) nhiều có mập không? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của FITI nhé!
Mục lục
Bắp bao nhiêu calo? Ăn nhiều có giảm cân không?
Bắp là một loại thực phẩm, ngũ cốc rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng calo không thua kém gì cơm trắng. Tùy theo từng loại bắp, cách chế biến sẽ ảnh hưởng đến lượng calo mà bắp cung cấp cho cơ thể. Vậy bắp bao nhiêu calo, ăn nhiều có làm cơ thể béo lên hay giúp giảm cân hay không? Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, hàm lượng calo trong bắp như sau:
Bắp mỹ bao nhiêu calo?
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh trong 100g bắp Mỹ có khoảng 177 calo. Con số calo này không quá cao và không ảnh hưởng đến cân nặng nếu bạn ăn khoảng 100g bắp Mỹ trong các bữa ăn bình thường. Vậy 1 trái bắp Mỹ có bao nhiêu calo? Thông thường 3 bắp Mỹ có khoảng 100g. Như vậy, khi bạn ăn 1 trái bắp thì sẽ bổ sung cho cơ thể khoảng 65 calo.
Tuy nhiên, nếu ăn bắp ở dạng nướng hoặc xào thì hương vị sẽ không thơm ngon bằng bắp luộc. Khi 1 trái bắp Mỹ luộc lên thì bắp bao nhiêu calo? Trên thực tế, khi đem đi luộc các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa và tích lũy thêm một chút nên 1 bắp ngô Mỹ luộc sẽ rơi vào khoảng 70 đến 75 calo. Tuy nhiên, đó vẫn là một con số vô cùng nhỏ so với lượng calo trung bình mà cơ thể cần bổ sung trong một bữa ăn. Như vậy, có thể khẳng định rằng ăn bắp Mỹ không hề gây béo hay khiến cân nặng của bạn tăng lên như nhiều người vẫn lo lắng.
Ước tính 100g bắp Mỹ có:
- 5g chất xơ
- 41g carbohydrate
- 141g nước
- 2g chất béo bao gồm 29,5mg axit béo omega 3 và 961mg axit béo omega 6
- 177 calo.
Bắp Mỹ là loại thực phẩm chứa giá trị dinh dưỡng cao. Lưu ý khi đi mua bắp, bạn nên chọn bắp ngô có lá xanh, hạt ngô căng bóng, không bị dập nát để đạt lợi ích tốt nhất. Như vậy, bắp bao nhiêu calo, bắp Mỹ có giảm cân không thì câu trả lời là có. Bắp Mỹ rất tốt cho những bạn muốn giảm cân một cách khoa học. Vì bắp Mỹ chứa chất xơ, ít chất béo nên khi ăn bạn sẽ không lo bị tích tụ mỡ thừa.
Bắp nếp bao nhiêu calo?
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng đã ước tính một bắp ngô nếp luộc chứa khoảng 167 calo. So với một bát cơm trắng, ngô nếp có lượng calo cao hơn một chút. Những calo này chủ yếu đến từ carbs, chất xơ và một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất. Chính nhờ thành phần dinh dưỡng này mà ngô nếp giúp cải thiện sức khỏe một cách đáng kể.
Ngô nếp rất giàu chất xơ nên là thực phẩm được ưa chuộng để cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt hàm lượng chất xơ không hòa tan cao giúp ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột như táo bón. Chất xơ hòa tan góp phần ngăn chặn hấp thu cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp.Ngoài ra, ngô nếp còn chứa một lượng nhỏ glucose và insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ổn định huyết áp. Đồng thời, các chất chống oxy hóa như axit folic và oxy phenolic giúp chống ung thư.
Bên cạnh câu hỏi bắp bao nhiêu calo thì các chị em muốn lấy lại vóc dáng thon gọn thường đặt ra câu hỏi ăn ngô nếp có béo không? Với lượng calo thấp như bắp nếp thì thực phẩm này không gây tăng cân. Đồng thời, so với gạo trắng, bắp nếp chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn như ít tinh bột và nhiều chất xơ hơn. Ngoài ra, loại bắp này còn chứa nhiều axit béo như omega-3, omega-6. Nhờ đó, bắp nếp sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn.
Bắp nướng bao nhiêu calo?
Theo nhiều nghiên cứu ước tính lượng calo mà 100g bắp nướng cung cấp khi nạp vào cơ thể là 220 calo. Hàm lượng calo trong bắp nướng cao hơn so với bắp luộc nhưng vẫn được nhiều người yêu thích bởi độ thơm ngon mà nó mang lại. Đặc biệt bắp nướng là món ăn được yêu thích vào mùa đông.
Bắp xào bao nhiêu calo?
Ngoài luộc, nướng, bắp còn được chế biến thành nhiều cách khác nhau như trộn salad, bắp rang bơ, bắp xào,…Với mỗi cách chế biến, hàm lượng dinh dưỡng trong hạt ngô cũng rất khác nhau. Vậy khi xào lên, bắp bao nhiêu calo? Bắp có giá trị dinh dưỡng calo cao. Trong 100g bắp xào có chứa khoảng 100 đến 200 calo. Món ăn này không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nhiều người cảm thấy bắp luộc ăn mãi cũng chán nên chế biến thành những món ăn lạ miệng, bắt mắt hơn với nhiều nguyên liệu khác như dầu, mỡ, bơ, đường, tôm/tép,…Đây chính là những “thủ phạm” khiến bắp xào có thể khiến bạn tăng cân nếu ăn nhiều trong ngày hoặc thường xuyên. Nếu muốn chỉ nên ăn với khẩu phần nhỏ và ăn không quá 2 lần/tuần để tránh tăng cân.
1 trái bắp luộc bao nhiêu calo?
Luộc là cách đơn giản nhất để làm chín bắp và giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng và calo cần thiết. Khi đã biết trong bắp bao nhiêu calo, hãy áp dụng cách luộc các loại bắp như ngô Mỹ, bắp nếp hay bắp tẻ. Trung bình mỗi bắp luộc chứa khoảng 200 calo. Lượng calo này khá ít ỏi so với một hộp xôi hay một bát bún mà bạn ăn hàng ngày. Do đó, khi biết bắp luộc bao nhiêu calo, bạn có thể chọn thực phẩm này làm bữa sáng lý tưởng giúp giảm cân. Buổi sáng ăn 1 bắp ngô luộc, có thể ăn thêm 1 quả trứng luộc nếu còn cảm giác đói.
Nếu tự luộc tại nhà, bạn nên luộc cả râu bắp. Trong thành phần của râu bắp có chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, canxi, magie và chất phytochemical. Đặc biệt, các thành phần phytochemical có thể điều chỉnh các gen giúp kiểm soát sự tích tụ chất béo trong cơ thể con người. Chất này còn giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa axit béo, giúp giảm mỡ bụng hiệu quả.
Bắp rang bơ bao nhiêu calo?
Bắp rang bơ là món ăn được làm từ 2 nguyên liệu chính là bắp và bơ, ngoài ra để tăng hương vị thơm ngon, người chế biến còn cho thêm đường, caramel, phô mai,…Hạt bắp khi tiếp xúc với nhiệt sẽ có màu vàng óng, khi gặp nhiệt độ lớn sẽ nổ thành hạt trắng mịn. Ngày nay, bắp rang bơ không chỉ được bán như một món ăn vặt mà còn được chế biến thành một loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Theo các nhà nghiên cứu ước tính mỗi loại bắp rang bơ có hàm lượng calo khác nhau do nguyên liệu chế biến khác nhau.
Vậy khi rang bơ lên, bắp bao nhiêu calo? Trung bình 100g bắp rang bơ có 374 calo, hàm lượng calo này sẽ thay đổi theo từng hương vị khác nhau:
- 100g bắp rang bơ: 387 calo
- 100g bắp rang bơ phô mai: 525 calo
- 100g bắp rang bơ caramel: 431 calo
Hầu hết bắp rang bơ tại rạp chiếu phim đều sử dụng một lượng lớn bơ. Đối với 100g bắp rang bơ hương liệu có hàm lượng calo khá cao. Đồng thời hàm lượng chất béo cao sẽ khiến bạn bị dư thừa năng lượng và nhanh chóng béo phì nếu ăn bừa bãi. Tuy nhiên không phải tất cả các loại bắp rang bơ sẽ khiến bạn béo. Bắp rang bơ tự làm tại nhà sẽ ít calo và ít chất béo hơn. Vì khi chế biến bạn có thể hạn chế sử dụng bơ và đường, thay vào đó sử dụng các nguyên liệu lành mạnh hơn.
Dinh dưỡng trong bắp ngô
Bắp được biết đến là loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vậy bắp bao nhiêu calo? Ước tính trong 164g bắp ngọt sẽ chứa:
- 177 Calo
- 5,4g chất đạm
- 41g tinh bột
- 2,1g chất béo
- 4,6g chất xơ
- 11% DV Magie
- 17% DV Vitamin C
- 19% DV vitamin B9
- 24% DV Vitamin B1
- 10% DV Kali
Với một danh sách ấn tượng các chất dinh dưỡng, hầu hết chúng ta đều có thể nhận được những lợi ích sức khỏe từ việc ăn ngô và thêm nó vào chế độ ăn uống của mình. Mặc dù rất bổ dưỡng, điều quan trọng cần lưu ý là các sản phẩm ngô có thể không chứa nhiều chất có giá trị. Điều này là do quá trình sản xuất đã loại bỏ hầu hết các chất xơ có lợi và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Thành phần dinh dưỡng có trong bắp
Bắp là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Để trả lời câu hỏi bắp bao nhiêu calo thì hãy cùng khám phá bảng thành phần dinh dưỡng có trong bắp nhé. Thành phần dinh dưỡng bên trong một trái bắp bao gồm:
Chất xơ
Thông thường lượng chất xơ có trong bắp nằm trong khoảng 9-15%. Các loại chất xơ chính trong bắp là chất xơ không hòa tan, chẳng hạn như hemicellulose, cellulose và lignin. Trong đó bắp nguyên hạt chứa nhiều chất xơ hơn các dạng bắp đã qua chế biến.
Carb
Cũng tương tự như tất cả các loại hạt ngũ cốc, trong bắp có thành phần chủ yếu là carbs, chủ yếu là tinh bột, chiếm 28-80% trọng lượng. Ngoài tinh bột, bắp còn chứa một lượng nhỏ đường từ 1 đến 3%. Bắp ngọt là loại chứa rất ít tinh bột khoảng 28% và nhiều đường khoảng 18% mà chủ yếu là đường sucrose.Mặc dù bắp ngọt có hàm lượng đường ở mức tương đối nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, không khiến lượng đường trong máu tăng nhanh do chúng không phải là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Protein
Tuỳ thuộc vào mỗi loại bắp khác nhau thì hàm lượng protein cũng sẽ khác nhau. Trong đó, hàm lượng protein cao nhất là zeins. Protein này chiếm 44 đến 79% tổng lượng đạm trong bắp ngô. Ngoài việc cung cấp giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể, zein còn khá độc đáo và đã được sử dụng trong sản xuất viên nang, kẹo và các loại hạt.
Dầu ngô
Hàm lượng chất béo trong bắp dao động từ 5 đến 6%. Vì vậy đây là một trong những loại thực phẩm ít béo được ưa chuộng. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo trong dầu ngô được một số người sử dụng trong nấu ăn để thay thế cho các loại dầu ăn làm từ thực vật khác.
Dầu ngô tinh chế chủ yếu bao gồm axit linoleic, một loại axit béo không bão hòa đa, phần còn lại là chất béo không bão hòa đơn và bão hòa. Ngoài ra, dầu ngô còn chứa một lượng đáng kể vitamin E, ubiquinone (Q10) và phytosterol có tác dụng giảm nồng độ cholesterol, làm sáng da, ngăn ngừa lão hóa da.
Vitamin & khoáng chất
Không thể thiếu trong bảng thành phần dinh dưỡng của bắp là các loại vitamin và khoáng chất. Các loại vitamin có trong bắp như vitamin A, vitamin B1, vitamin C,…và các vi chất khác rất có lợi cho cơ thể. Vì vậy, bắp đã trở thành món ăn sáng yêu thích của nhiều người, tạo năng lượng cho ngày mới
Các hợp chất thực vật khác
Bắp chứa một số hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, một số hợp chất này có thể mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng bắp chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều loại ngũ cốc thông thường khác. Các hợp chất thực vật có trong bắp là:
- Axit ferulic: Chất chống oxy hóa polyphenol chính có trong bắp. Hàm lượng chất này trong ngô cao hơn so với các loại ngũ cốc khác như lúa mì, yến mạch và gạo.
- Anthocyanins: Một nhóm chất chống oxy hóa tạo nên màu sắc của ngô như xanh, tím và đỏ.
- Zeaxanthin: giúp cải thiện sức khỏe của mắt.
- Lutein: Giống như zeaxanthin, hợp chất này hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh.
- Axit phytic: Một chất chống oxy hóa có thể làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất dinh dưỡng như kẽm và sắt.
Những công dụng của bắp ngô đối với sức khỏe
Bắp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do chứa các chất dinh dưỡng chất lượng bên trong. Ngoài việc là một loại thực phẩm bổ sung ngon miệng cho bất kỳ bữa ăn nào, bắp còn giàu chất phytochemical giúp bảo vệ chống lại một số bệnh mãn tính.
Hỗ trợ hệ tiêu hoá
Bắp rất giàu cellulose – một loại chất xơ không hòa tan mà cơ thể không thể phân hủy. Cellulose đi qua hệ tiêu hóa hầu như không thay đổi về bản chất, góp phần bổ sung khối lượng lớn cho phân, di chuyển nhanh qua ruột. Chất xơ trong ngô có tác dụng nhuận tràng, giảm nguy cơ táo bón.
Đối với hệ tiêu hóa, bắp giàu chất xơ cần thiết cho việc duy trì một lối sống lành mạnh. Chất xơ trong bắp còn mang lại nhiều lợi ích khác như điều hòa nhu động ruột, kiểm soát lượng đường trong máu,…Mặc dù được xếp vào nhóm ngũ cốc nhưng bắp không chứa gluten nên rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiêu hóa.
Nếu bạn bị đau bụng, buồn nôn sau khi ăn quá nhiều bắp, hãy điều chỉnh lượng để theo dõi sự thay đổi của cơ thể. Nếu tình trạng không dung nạp carbohydrate của bạn trở nên tồi tệ hơn, bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa, bạn nên hạn chế ăn hoặc loại bỏ bắp khỏi thực đơn.
- Ăn gì tốt cho đường ruột? 20 loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa
- 15+ Thực phẩm tốt cho dạ dày ngăn chặn cơn đau tái phát
Tốt cho người tiểu đường
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng việc thường xuyên bổ sung bắp vào chế độ ăn sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một thử nghiệm của các nhà nghiên cứu tiến hành trên 40.000 người cho thấy người thường xuyên ăn bắp giảm hơn 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với những người không và ít ăn bắp.
Ngoài ra, chỉ số đường huyết của bắp khá thấp kết hợp với hàm lượng chất xơ phong phú giúp bắp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường.
Phòng chống ung thư
Bắp rất giàu selen và magie. Các hoạt chất này có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, vitamin E trong ngô khi kết hợp với selen còn có tác dụng phòng ngừa tới 10 loại khối u bao gồm ung thư vú và ung thư trực tràng. Với chức năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, magie trong bắp còn hỗ trợ đào thải độc tố, tăng cường hoạt động của đường ruột nên có tác dụng phòng chống ung thư rất hiệu quả. Bên cạnh đó, glutathione khi kết hợp với selen sẽ tạo thành hợp chất glutathione oxidase, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật và duy trì vẻ đẹp của làn da.
Cải thiện trí nhớ
Vitamin B12, axit folic và sắt là những vi chất hỗ trợ bổ sung máu. Trong khi đó, bắp chứa một lượng lớn các chất này. Do đó, bổ sung bắp vào chế độ ăn sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất, giúp cơ thể kích thích sản sinh hồng, làm giảm nguy cơ thiếu máu. Sự hiện diện của vitamin B1 trong bắp giúp acetylcholine truyền tín hiệu thần kinh cho trí nhớ. Thiếu vitamin B1 sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu cho thấy một bắp ngô có thể đáp ứng 24% nhu cầu vitamin hàng ngày của cơ thể.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Hàm lượng axit amin cao rất dễ gây ra các vấn đề ở thành mạch. Bắp giúp cung cấp cho cơ thể một lượng lớn folate giúp giảm nồng độ axit amin có trong mạch máu của cơ thể. Từ đó giúp bảo vệ thành mạch trước tác động của axit amin. Ngoài ra, dầu ngô là một nguồn axit béo phong phú, bao gồm cả omega-3. Các axit béo này có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai
Trong quá trình mang thai, các bác sĩ khuyến cáo bà bầu nên bổ sung folate nếu cơ thể bị thiếu hụt. Lý do nằm ở chỗ đây là chất có tác dụng ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh. Trong khi đó, bắp rất giàu chất dinh dưỡng này. Do đó, nếu thường xuyên bổ sung bắp vào chế độ ăn hàng ngày, bạn sẽ không cần bổ sung folate.
Tăng cường sức khỏe cho mắt
Bắp rất giàu beta-carotene và folate có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Khi vào cơ thể, beta-caroten có trong bắp sẽ được chuyển hóa thành vitamin A với hàm lượng cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác. Trên thực tế, vitamin A là loại vitamin cần thiết cho mắt giúp mang đến cho bạn một đôi mắt khỏe mạnh. Ngoài ra, sự có mặt của zeaxanthin có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và cải thiện thị lực.
Hỗ trợ giảm cân
Bắp bao nhiêu calo? Ăn bắp có hỗ trợ giảm cân không? Chất xơ của bắp giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng bằng cách tăng cảm giác no sau bữa ăn. Bắp là loại ngũ cốc ít chất béo nên ăn ngô luộc sẽ không lo tăng lượng mỡ trong cơ thể. Hơn hết, râu bắp chứa nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin A, B1, B2, B6, C và nhiều vi chất dinh dưỡng khác.
- 14+ Thực đơn giảm cân của sao Hàn giảm cân cực nhanh
- 25 Thực đơn cho bữa sáng giảm cân đốt mỡ bụng đơn giản
Giảm tình trạng thiếu máu
Bắp chứa hàm lượng lớn các vi chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể như vitamin B12, axit folic và sắt. Các hoạt chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của hồng cầu một cách hiệu quả. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong cơ thể.
Các món ăn giảm cân bằng bắp ngô vừa hiệu quả vừa ngon miệng
Khi đã có được đáp án cho câu hỏi bắp bao nhiêu calo, chắc hẳn cách chế biến loại thực phẩm này cũng là một trong những thông tin được nhiều chị em quan tâm. Bạn có thể tham khảo ngay thực đơn giảm cân với bắp qua gợi ý sau:
Bắp luộc cho buổi sáng
Một trái bắp luộc chứa chưa đến 200 calo trong khi một gói xôi ăn sáng bình thường của bạn chứa tới 500 calo, một bát bún riêu cua chứa 482 calo. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong bữa sáng bằng cách chuyển sang ăn bắp luộc thay vì các thực phẩm giàu calo khác có thể giúp ích rất nhiều cho quá trình giảm cân của bạn. Một trái bắp luộc vừa có thể đảm bảo bạn no suốt buổi sáng vừa giúp giảmcalo nạp vào cơ thể, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đối với những bạn có thói quen ăn nhiều vào bữa sáng có thể ăn thêm một quả trứng luộc để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà không ảnh hưởng đến quá trình giảm cân.
Ngoài ra, nếu tự luộc bắp tại nhà, bạn nên luộc cả râu bắpvà dùng nước bắp làm thức uống giảm cân. Tơ bắp chứa chất phytochemical có thể điều chỉnh các gen kiểm soát sự tích tụ chất béo trong cơ thể, phân hóa tế bào mỡ và thúc đẩy quá trình chuyển hóa axit béo.
Món súp bắp thơm ngon
Món súp bắp rất dễ ăn, không gây hại cho dạ dày, cách chế biến cũng khá đơn giản. Đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bữa sáng giảm cân dành cho bạn mà không cần lăn tăn xem bắp bao nhiêu calo.
Nguyên liệu cần chuẩn bị thực hiện bao gồm
- 1 trái bắp
- Nấm
- Cà rốt
- Ức gà
Các bước thực hiện món súp bắp như sau:
- Bắp cắt khúc ngắn khoảng 2cm hoặc cắt khúc nhỏ.
- Nấm hương rửa sạch, để ráo, thái sợi.
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi thái sợi hoặc cắt miếng vừa ăn.
- Ức gà luộc chín, xé nhỏ.
- Đun sôi 1 lít nước rồi cho các nguyên liệu trên vào nồi, nêm gia vị vừa ăn. Đun nhỏ lửa trong khoảng 20-30 phút để các nguyên liệu chín đều và gia vị thấm đều.
- Cuối cùng, bạn chỉ cần cho súp bắp ra bát là có thể thưởng thức.
Giảm cân với salad ngô
Salad ngô sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bữa trưa giảm cân của bạn, thanh đạm, không chiên xào, dầu mỡ và hạn chế nạp quá nhiều năng lượng vào cơ thể. Tùy theo sở thích mà bạn có thể kết hợp bắp với các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên món salad giảm cân thơm ngon cho mình.
Nguyên liệu cần chuẩn bị thực hiện bao gồm
- 1 bắp ngọt
- 2 quả dưa leo
- 10 quả cà chua bi
- 2 thìa nước cốt chanh tươi
- Đường, muối, dầu oliu, ớt
Các bước thực hiện như sau
- Luộc bắp chín, để nguội rồi tách hạt. Dưa leo rửa sạch, gọt vỏ và cắt miếng vuông. Cà chua bi rửa sạch, bổ đôi.
- Bước 2: Cho dưa leo, cà chua, ngô ngọt vào tô, thêm 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa dầu oliu, 1 thìa tỏi băm, 2 thìa đường, nửa thìa muối và tiêu. Nêm nếm cho chua ngọt vừa ăn.
- Trộn đều để hỗn hợp rau củ ngấm đều gia vị là có thể thưởng thức.
Giảm cân với nấm kho bắp non
Nguyên liệu cần chuẩn bị thực hiện bao gồm
- 300g nấm đông cô
- 150g bắp non
- Nửa muỗng cà phê muối
- 1 muỗng canh nước mắm chay
- Nửa muỗng cà phê gia vị chay
- 1 muỗng cà phê đường trắng
- 2 muỗng cà phê dầu ăn
- Nửa muỗng cà phê tỏi băm
- 5g ngò
Các bước thực hiện như sau:
- Nấm đông cô rửa sạch, cắt bỏ chân, ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra, rửa thật sạch, để ra rổ cho ráo nước.
- Đun nóng dầu ăn, cho tỏi băm và đầu hành đã đập dập vào phi thơm.
- Bắp non rửa sạch, cắt đôi trái bắp lớn. Hành, ngò rí rửa sạch, thái khúc nhỏ.
- Cho nấm vào nồi đã phi thơm hành tỏi, đảo đều rồi nêm 1 thìa nước mắm chay rồi đậy vung đun trên lửa nhỏ.
- Cho bắp vào cùng nước kho, nêm nửa thìa muối, nửa thìa hạt nêm và 1 thìa đường, đun tiếp khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
Sử dụng bắp ngô như thế nào để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất mà vẫn đảm bảo tốt sức khỏe?
Cách lựa chọn bắp tươi ngon
Để mua được bắp ngon, bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng, bắp tươi để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng. Chọn những trái bắp còn tươi, vỏ ngoài còn xanh, không bị khô. Quan sát thấy tơ bắp mềm, mịn. Một điều nữa bạn cần lưu ý đó là chọn bắp to, có da ôm sát vào thân. Ngoài ra bạn cần nhìn vào bên trong bắp, hạt phải đều, thẳng, bóng, mịn. Bạn không nên chọn mua bắp quá to mà nên chọn những quả vừa phải, thon dài. Bạn không nên chọn bắp quá non vì chúng không có độ dẻo cần thiết. Ngoài ra, bạn không nên chọn bắp già. Một cách chọn bắp mà bạn có thể tham khảo đó là bấm vào bắp. Nếu sờ thấy bắp mềm, thấy bắp chỉ chảy sữa là bắp ngon.
Những ảnh hưởng sức khỏe khi ăn quá nhiều bắp
Sau khi biết được bắp bao nhiêu calo thì nhiều bạn cũng thắc mắc vậy ăn quá nhiều bắp có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không? Bắp chứa hàm lượng gluten cao, đồng thời ngô cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, kích thích cơ thể sản xuất insulin. Insulin có thể kích hoạt phản ứng tự miễn dịch trong cơ thể, làm trầm trọng thêm phản ứng viêm, đặc biệt nguy hiểm và có hại khi ăn quá nhiều ngô trong thời gian ngắn. Dưới đây là một vài tác dụng phụ khi ăn quá nhiều bắp:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính
- Tăng nứt da
- Bệnh tiểu đường
- Ăn quá nhiều ngô có thể gây đầy bụng, khó tiêu
- Ảnh hưởng đến răng miệng
- Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của người già và trẻ em
Ăn ngô đúng cách như thế nào?
Ăn vừa phải
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn một lượng bắp vừa phải khoảng 1 đến 2 bắp/lần và ăn không quá 4 lần/tuần. Ngoài ra, do bắp có hàm lượng chất xơ quá cao nên những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc chưa hoàn thiện như người già, trẻ nhỏ mỗi lần chỉ cần ăn dưới 1 bắp để tránh đầy bụng, khó tiêu.
Chọn thời điểm bổ sung bắp thích hợp
Tốt nhất nên ăn bắp vào buổi sáng, vì lúc này dạ dày còn chưa hoạt động, nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao. Trong khi đó, bắp chứa một lượng lớn cellulose, có thể kích hoạt hoạt động của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bắp là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng.
Cách chế biến khoa học
Bắp có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả, nhưng để tận dụng tối đa tác dụng giảm cân và hạn chế nguy cơ gây hại cho sức khỏe thì cần phải có những cách chế biến khoa học. Những cách chế biến như bắp xào, bắp rang bơ chứa nhiều calo, chất béo không nên có trong thực đơn ăn kiêng giảm cân. Nếu vẫn muốn thưởng thức chúng, bạn nên ăn vào các bữa phụ trong ngày, ăn với lượng ít và không quá 3 lần/1 tháng.
Thực đơn giảm cân cực nhanh bằng bắp ngô trong 1 tuần
Để đạt được hiệu quả tốt nhất với thực đơn giảm cân bằng bắp, không còn lo bắp bao nhiêu calo, bạn có thể tham khảo những ý sau:
Ngày 1:
- Bữa sáng: 1 chai bắp luộc và 1 bắp luộc
- Bữa trưa: 1 bát cơm + 1 đĩa rau xanh và 2 quả trứng luộc
- Bữa tối: 1 ly sữa tươi + 1 bắp ngô luộc
Ngày 2:
- Bữa sáng: 1 chai bắp luộc và 1 bắp luộc
- Bữa trưa: 1 ly nước hoa quả + 2 quả trứng luộc + 1 bắp luộc + 300g hoa quả
- Bữa tối: 1 cốc nước bắp luộc + 1 bắp luộc + 1 quả trứng luộc
Kết hợp bài tập cùng máy chạy bộ đa năng, xe đạp thể thao tại nhà
Bên cạnh cách lên thực đơn giảm cân thì bạn cũng cần kết hợp với các bài tập vận động thể dục thể thao. Điều này không chỉ giúp rút ngắn thời gian giảm cân mà còn khiến cơ thể săn chắc, khỏe mạnh hơn. Nếu không có quá nhiều thời gian đến phòng tập mỗi ngày, bạn có thể chọn máy chạy bộ đa năng, xe đạp thể thao tại nhà. Sử dụng dụng cụ tập thể dục tại nhà giúp bạn tiết kiệm thời gian di chuyển và chủ động tập luyện khi rảnh rỗi.
Trên đây là toàn bộ những thông tin vấn đề liên quan đến bắp bao nhiêu calo. Bạn nên áp dụng và thực hiện việc giảm cân của mình hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn phải kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
- 100g bún gạo lứt bao nhiêu calo? Giảm cân có nên ăn không?
- Bánh tai heo bao nhiêu calo? Ăn bánh tai heo có béo không?
- Bánh sữa chua bao nhiêu calo? Ăn bánh sữa chua có mập không?
Tôi là Mạnh Di, cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM với nhiều năm tập luyện và hoạt động trong lĩnh vực Gym, Fitness,.. Hiện tại, tôi đang là Personal Trainer và chia sẻ thông tin về Gym, Fitness đến cộng đồng. Sứ mệnh của tôi là giúp đỡ mọi người có sức khỏe tốt và sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn thông qua tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, tôi không ngừng tìm hiểu nâng cao kiến thức bản thân về thể hình, Gym và dinh dưỡng dành cho người tập thể hình. Cuối cùng, tôi được cộng đồng tín nhiệm và tin tưởng trong việc tư vấn về Lịch tập gym, các bài tập chuyên sâu cũng như chế độ dinh dưỡng để mang lại giá trị sức khỏe cho mọi người, tôi đã có nhiều bài viết chuyên sâu về chủ đề Gym, Fitness tại Fiti.vn để giúp mọi người có kiến thức về Gym, Fitness và Lifestyle.