Yoga trị liệu được xem như giải pháp “tạm biệt” những cơn đau nhức xương khớp, cổ vai gáy không cần dùng thuốc tây. Mọi người đều biết rằng yoga là một môn tập luyện phối hợp cơ thể và tâm trí thông qua các tư thế, bài tập thở và thiền định. Khi tìm hiểu chuyên sâu về bộ môn này cũng đồng nghĩa rằng bạn đang dần khám phá chính bản thân mình. Những động tác nâng cao uyển chuyển giúp xương chắc khỏe, xóa tan cơn đau nhức vai gáy được gọi là yoga trị liệu.
Liệu pháp này sử dụng các kỹ thuật tư thế và nhịp thở để thúc đẩy việc chữa lành nhiều bệnh về tinh thần và thể chất. Vậy yoga trị liệu là gì? Những động tác ấy có dễ tập và thực sự tốt cho sức khỏe? Bạn đọc hãy cùng FITI tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Mục lục
Giải mã yoga trị liệu là gì?
Như các bạn đã biết, yoga là bộ môn rèn luyện sự kiên trì, tính dẻo dai và nâng cao sức khỏe vô cùng hiệu quả. Từ những ưu điểm môn thể thao này mang lại, các chuyên gia đầu ngành đã nghiên cứu ra nhiều động tác đặc biệt hỗ trợ một số liệu bệnh. Yoga trị liệu hay yoga therapy là quá trình cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của một cá nhân.
Yoga trị liệu – Cách “tạm biệt” những cơn đau nhức xương khớp, cổ vai gáy không cần dùng thuốc tây
Cụ thể hơn, Yoga trị liệu được biết đến như một hình thức hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý bằng cách đưa cơ thể và tinh thần về trạng thái cân bằng. Những động tác tập luyện có tác dụng điều chỉnh các cơ chế hoạt động của hệ cơ xương khớp và nhiều cơ quan trên cơ thể mỗi người.
Đây là liệu pháp sử dụng các tư thế yoga, điều hòa nhịp để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị một số loại bệnh. Trọng tâm cốt lõi của liệu pháp yoga là thúc đẩy sự hợp nhất của tâm trí, cơ thể và tinh thần. Phương thức điều trị hiện đại này được kết hợp giữa vật lý và tâm lý trị liệu.
Lợi ích của Yoga trị liệu
Đối với nhiều người yêu thích vận động thì luyện tập yoga dường như khá nhàm chán bởi những động tác có phần chậm rãi, đòi hỏi kỹ thuật cao. Thế nhưng, khi đã bắt đầu dấn thân vào luyện tập yoga trị liệu thì không thể dứt ra được. Chỉ với vài động tác đơn giản, bạn sẽ cảm nhận được cơ thể và tâm trí dần được thư giãn, tinh thần minh mẫn hơn. Khi luyện tập đến cảnh giới nhất định của bộ môn này bạn sẽ có cảm giác sảng khoái như ngâm mình trong suối nước nóng.
Tập luyện yoga bạn sẽ cảm nhận được cơ thể và tâm trí dần được thư giãn, tinh thần minh mẫn hơn
Luyện tập thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe
Luyện tập yoga thường xuyên giúp giảm chứng trầm cảm nhẹ, huyết áp cao, nhức đầu và mất ngủ. Bởi đa phần bài tập yoga đều lành mạnh và có nhiều lợi ích. Một số bài tập còn làm duỗi và thư giãn xương sống, phần lưng dưới.
Đặc biệt, khi tập yoga đúng tư thế kết hợp cùng nhịp thở đều sẽ tốt cho những ai hay bị chóng mặt, đau đầu. Một số bài tập yoga khác cũng có tác dụng tích cực mở rộng khớp hông, đùi và khớp háng. Có thể nói yoga tác động toàn diện đến sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Tăng cường sự dẻo dai và sức bền
Những động tác yoga thoạt nhìn thì khá dễ thực hiện. Tuy nhiên, khi bắt đầu bài tập chính quy thì bạn cần có một sức bền và sự kiên trì mới có thể theo đuổi bộ môn này. Khi đã nhuần nhuyễn các động tác yoga bạn sẽ tiếp sinh lực cho hệ thần kinh.
Các khớp xương thêm linh hoạt, cột sống mềm dẻo và giữ cơ thể trẻ, khoẻ. Bạn không cần quá tìm hiểu nhiều động tác mà mỗi ngày chỉ cần dành ra 30 phút – 1 tiếng là cách tốt nhất giúp cơ thể tăng sức bền và giúp các cơ dẻo dai hơn.
Khi đã nhuần nhuyễn các động tác yoga bạn sẽ tiếp sinh lực cho hệ thần kinh
Cải thiện tinh thần và chất lượng cuộc sống đáng kể
Người ta tin rằng tập yoga sẽ giúp có lại được năng lượng nhanh chóng và giảm sức ép cho các đốt sống một cách an toàn. Bởi nguyên nhân chính của bệnh là sự tắc nghẽn của hệ thống năng lượng bên trong cơ thể.
Việc tập luyện yoga thường xuyên giúp hạn chế sự phân tâm và những suy nghĩ tiêu cực. Điều này giúp hệ thần kinh được thư giãn, giảm căng thẳng từ các vấn đề trong công việc và cuộc sống.
Yoga – bí quyết vàng loại bỏ mỡ thừa
Mặc dù tập yoga không phải vận động nhiều nhưng trong 30 phút tập các bài tập cơ bản đến nâng cao sẽ giúp bạn tiêu hao lượng mỡ thừa đáng kể. Các động tác đòi hỏi sự kiên trì dẻo dai giúp tiêu tốn từ 200 – 300 calo trong một giờ đồng hồ. Rất nhiều nghệ sĩ như Hồ Ngọc Hà, Quỳnh Nga đã chọn yoga là bí quyết để có một body vạn người mê như hiện nay.
Người ta tin rằng tập yoga sẽ giúp có lại được năng lượng nhanh chóng
Yoga trị liệu hỗ trợ chữa những bệnh gì?
Loại yoga này có tác dụng trị liệu mà không cần trình tự hoặc tư thế cụ thể. Thay vào đó, các chuyên gia sẽ khảo sát và xác định tình trạng thể lực, bệnh lý của một cá nhân. Thông qua đó có thể đưa ra liệu trình phù hợp giúp quá trình hỗ trợ điều trị bệnh diễn ra nhanh và hiệu quả nhất. Một số động tác yoga trị liệu có thể giúp bạn hỗ trợ chữa những bệnh sau:
Loại yoga này có tác dụng trị liệu mà không cần trình tự hoặc tư thế cụ thể
– Tư thế ngồi vặn mình (Ardha Matsyendrasana): Giúp cột sống khỏe và linh hoạt. Làm khỏe các vùng cơ phía trước bụng và sau lưng, tăng khả năng hỗ trợ cho phần xương, sụn và dây chằng. Massage các cơ quan nội tạng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
– Tư thế trái núi (Tadasana): Cải thiện tư thế đứng của bạn bằng cách điều chỉnh cột sống thẳng. Mang đến cho người tập cảm giác tươi mới, giúp bạn tránh xa khỏi bệnh trầm cảm, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Tư thế đứng gập người (Padahastasana): Kéo giãn toàn bộ cơ bắp và dây chằng phía sau chân. Kích thích dòng chảy của năng lượng đến các cơ quan như gan, lá lách, ruột già, bàng quang, ruột non và tim.
– Tư thế chó úp mặt duỗi mình (Adho Mukha Svanasana): Giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh, đau bụng kinh. Phòng chống loãng xương và cải thiện tiêu hóa. Trị cao huyết áp, đau đầu, viêm xoang, hen suyễn.
Cơ chế tác động của Yoga trị liệu
Yoga trị liệu là một lĩnh vực đang phát triển được sử dụng như một chiến lược tự chăm sóc để ngăn ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe. Các động tác được xây dựng như một phương pháp điều trị cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng.
Các động tác được xây dựng như một phương pháp điều trị cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng
Yoga trị liệu tập trung vào các nhu cầu cụ thể của mỗi cá nhân. Loại yoga này có hiệu quả trong việc điều trị và cải thiện các bệnh hoặc chấn thương. Yoga thông thường hoạt động trên toàn bộ cơ thể, trong khi yoga trị liệu chỉ nhắm vào một đối tượng và một cơ quan.
Yoga trị liệu tập trung vào nhu cầu cụ thể của mỗi người. Đây là loại hình yoga rất hiệu quả trong việc điều trị và cải thiện các bệnh tật hay chấn thương. Yoga truyền thống tác động lên toàn bộ cơ thể. Trong khi yoga trị liệu chỉ nhắm vào một cơ quan bị tổn thương trên cơ thể.
Những động tác Yoga hỗ trợ làm giảm đau nhức xương khớp
Yoga là bộ môn thể dục không những đem sức khỏe dẻo dai, thân hình mềm mại mà còn có tác dụng làm giảm bớt tình trạng đau nhức xương khớp với các động tác phù hợp. Vậy đó là những động tác nào? Xem ngay câu trả lời bên dưới.
Tư thế con mèo
Đứng vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng các động tác yoga có khả năng giảm đau nhức xương khớp là tu thế con mèo. Tư thế này mang lại sự linh hoạt và hạn chế tối đa tình trạng đau nhức cột sống. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy và cải thiện hệ tiêu hóa, làm giảm các tình trạng táo bón, chướng bụng của người tập.
Tư thế này mang lại sự linh hoạt và hạn chế tối đa tình trạng đau nhức cột sống
- Đầu tiên, các bạn chống đầu gối và hai tay xuống đất. Các ngón chân áp sát xuống mặt sàn, lòng bàn tay hướng xuống dưới.
- Hít một hơi thật sâu, sau đó võng lưng xuống và ngửa mặt lên trên.
- Thở ra từ từ, kéo lưng lên cao, đầu cúi xuống giữa hai tay, mắt nhìn xuống rốn.
- Cố gắng giữ tư thế này trong 20 giây rồi thực hiện lặp lại 5 lần.
Tư thế Yoga chim bồ câu
Tác dụng chính của tư thế này đó là giúp người tập mở rộng hông, kéo giãn các cơ ở vùng đùi, lưng, háng, cơ thắt lưng và cơ hình lê. Động tác này rất phù hợp với những ai có công việc ngồi nhiều, muốn thư giãn phần hông. Mặt khác, đây cũng là tư thế tiền đề để thực hành các bài tập Yoga gập lưng và các tư thế khó khác.
Tư thế Yoga chim bồ câu
- Đầu tiên gập người về phía trước làm sao cho phần thân trên đè lên chân phải.
- Dùng lực đè hết trọng lượng của cơ thể lên chân phải và áp trán sát xuống sàn sao cho hông tạo thành góc 90 độ so với sàn.
- Từ từ nâng thân trên lên và đặt tay xuống sàn, lòng bàn tay hướng xuống dưới, ngang với hông.
- Co chân trái lại và lùi về sau 1 bước để trở lại tư thế chó úp mặt. Nghỉ độ 10 giây rồi tiếp tục thực hiện với bên còn lại.
Tư thế Yoga em bé hạnh phúc
Tư thế em bé hạnh phúc trong Yoga giúp chúng ta kéo giãn phần lưng dưới và xương cùng. Đồng thời tư thế này cũng có khả năng mở rộng khớp đùi, hông và háng hiệu quả. Ngoài ra, nếu tập luyện thường xuyên chúng còn có kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện các bệnh liên quan tới dạ dày.
Tư thế em bé hạnh phúc trong Yoga giúp chúng ta kéo giãn phần lưng dưới
- Đầu tiên, bạn nằm ngửa trên sàn, chân và tay duỗi thẳng
- Thở mạnh ra và uốn cong đầu gối, đồng thời kéo chúng lên phía ngực.
- Hít vào thật sâu rồi dùng tay nắm chặt mặt ngoài của bàn chân.
- Gập các ngón chân, dùng lực kéo chúng xuống đưa về phía miệng. Lưu ý, trong tư thế này bạn cần đảm bảo cổ, vai và đầu ở trên mặt đất và kéo chân xuống càng sâu càng tốt.
- Hít sâu thêm 1 lần nữa rồi đưa đầu gối của bạn sát về phía ngực và khuỷu tay, sát với đầu gối bên trong.
- Thở ra từ từ đồng thời ấn đầu gối về phía ngực ngang với cơ thể. Khi cảm nhận được sự căng ở sâu bên trong đùi, đầu gối và hông thì dừng lại.
- Cố gắng giữ tư thế này trong 10 nhịp thở rồi từ từ hạ chân, tay xuống và trở về vị trí ban đầu.
Những động tác Yoga hỗ trợ làm giảm đau cổ vai gáy
Hiện nay, tình trạng đau cổ vai gáy xuất hiện ở mọi đối tượng. Bên cạnh các bài thuốc, phương pháp vật trị liệu thì nhiều người lại chọn các động tác Yoga để chữa bệnh. Với những động tác đó là gì? Phần thông tin ngay sau đây sẽ giải đáp cho các bạn.
Tư thế Yoga vặn mình
Tư thế này mang lại rất nhiều lợi ích với sức khỏe của người tập. Nó không chỉ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, thải độc toàn bộ cơ thể và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan tới đường ruột, tình trạng táo bón. Để thực hiện động tác này các bạn thực hiện như sau:
Tư thế này mang lại rất nhiều lợi ích với sức khỏe của người tập
- Đầu tiên, bạn ngồi trên sàn, lưng thẳng và chân bắt chéo. Nếu mới tập mọi người có thể ngồi lên một tấm chăn gấp để đẩy cao phần hông.
- Hít vào thật sâu, đặt tay phải ra xa về phía sau, tay trái đặt lên đầu gối chân phải.
- Thở ra từ từ và di chuyển sâu vào động tác bằng cách nhìn nghiêng về vai phải. Giữ tư thế này trong 5 nhịp thở rồi trở lại tư thế ban đầu và đổi bên.
Tư thế Yoga nhân sư
Động tác Yoga này có tác dụng mở ngực và tăng sức mạnh cho phần cốt lõi trong cơ thể. Mặt khác chúng còn có tác dụng sắp xếp cột sống và tăng cường sinh lực cho hệ thần kinh và thận. Tuy nhiên, với những trường hợp mới bị thương và mắc các bệnh về lưng mãn tính, đặc biệt là phụ nữ mang thai không nên tập động tác này.
Tư thế Yoga nhân sư
- Đầu tiên, các bạn nằm sấp xuống sàn, khuỷu tay đặt dưới vai, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Hai chân khép chặt vào nhau, cằm đặt xuống sàn.
- Nhấn hai cẳng tay xuống sàn và hít thật sâu. Lúc này, ta nâng ngực và đầu lên khỏi sàn hết mức có thể. Chú ý giữ cổ và phần cột sống thẳng hàng với nhau.
- Kéo xương bánh chè lên, ép chặt phần đùi, mông và xương mu xuống sàn.
- Giữ khuỷu tay áp sát vào thân và dùng cánh tay nâng người lên cao hơn.
- Thả lỏng vai ngả về phía sau, đồng thời ấn ngực về phía trước, mắt nhìn lên điểm thứ 3.
- Giữ nguyên tư thế trong 6 nhịp thở rồi từ từ trở về vị trí ban đầu. Thực hiện đều đặt 8 lần rồi chuyển qua động tác khác.
Tư thế Yoga mặt bò
Đây là tư thế rướn cao giúp cho hai tay và vai được kéo giãn hết cỡ. Chúng có tác dụng giảm căng thẳng ở khu vực vai, mở rộng ngực giúp quá trình hô hấp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đây là tư thế rướn cao giúp cho hai tay và vai được kéo giãn hết cỡ
- Đầu tiên các bạn ngồi trên mặt thảm với tư thế thẳng lưng và chân duỗi dài về phía trước.
- Từ từ gập chân trái lại và vòng xuống dưới mông bên phải. Chân trái gập lại và gập lên đùi phải sao cho phần đầu gối ở cả 2 chân xếp chồng và trùng với nhau.
- Gập tay trái lại và vòng ra sau lưng. Tay phải đưa qua vai và gập lại về phía sau. Cố gắng kéo căng để hai tay chạm vào nhau.
- Thân trên giữ thẳng, rướn người về phía đồng thời mở rộng ngực
Chú ý: Các bạn chỉ giữ tư thế này trong khoảng thời gian mình thấy thoải mái, không nên cố vì rất dễ gặp chấn thương.
Những lưu ý khi tập Yoga trị liệu cho người bệnh
Yoga trị liệu là môn thể thao giúp con người giảm thiểu các tình trạng đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên, không phải ai tập cũng đạt được hiệu quả nhất định. Vì thế, khi có ý định luyện tập các bài Yoga trị liệu các bạn cần chú ý tuân thủ các lưu ý sau đây:
- Nên tập Yoga trị liệu dưới sự chỉ dẫn của các giáo viên, chuyên gia Yoga có chuyên môn cao.
- Mặc quần áo thoải mái khi tập để thực hiện các tư thế dạng chân, gập lưng, co người,… dễ dàng. Không nên mặc váy hoặc quần áo rộng khi tập.
- Biết lắng nghe cơ thể và chỉ tập các tư thế phù hợp để đạt hiệu quả cao và tránh chấn thương.
- Không nên ăn no trước khi tập
- Cố gắng khởi động kỹ và duy trì luyện tập từ 30 – 60 phút mỗi ngày.
Vừa rồi chúng ta đã cùng đi tìm hiểu các bài tập Yoga trị liệu tốt cho sức khỏe, cải thiện các bệnh về xương khớp. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi bạn đã hiểu rõ các thông tin liên quan tới Yoga trị liệu cũng như các động tác Yoga phù hợp. Nếu còn điều gì chưa hiểu hãy để lại bình luận phía dưới để được FITI giải đáp ngay nhé.
Tôi là Trần San Linh, là một huấn luyện viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực Yoga tại Việt Nam.Sứ mệnh của tôi là giúp đỡ mọi người có sức khỏe tốt và sống khỏe mạnh và hạnh phúc đến cuối đời