Hiện nay có rất nhiều loại hình yoga khác nhau để người tập lựa chọn. Trong số đó, trường phái Vinyasa yoga được rất nhiều người yêu thích bởi vì nó giúp kết nối cơ thể và tinh thần của người tập. Hãy đọc bài viết dưới đây của FITI để hiểu rõ hơn về phong cách yoga này và những lợi ích mà nó mang lại.
Mục lục
Vinyasa yoga là gì?
Yoga Vinyasa là một loại hình yoga kết hợp giữa hai trường phái Power Yoga và Kundalini. Power Yoga là một phong cách yoga tập trung và sự nhanh nhẹn và sức mạnh, trong khi đó phong cách yoga Kundalini tập trung vào sự nhẹ nhàng và nhịp nhàng của hơi thở.
Trong tiếng Hindi, Vinyasa mang ý nghĩa là sự “kết hợp” nhịp nhàng giữa hơi thở và chuyển động. Hầu hết các tư thế trong phong cách yoga này đều kết thúc bằng các động tác nghỉ giúp người tập có sự kết nối giữa thể chất và tinh thần. Ngoài ra, nó còn có thể giúp cơ thể người tập luôn khỏe mạnh, mềm mại, dẻo dai và thanh lọc tâm trí. Vì vậy trường phái yoga này rất phù hợp với nhiều đối tượng để tập luyện.
Hiện nay có rất nhiều người yêu thích và tham gia tập bộ môn yoga này vì những lợi ích mà nó mang lại. Việc tập luyện sẽ có hiệu quả hơn nếu bạn tập 3 lần 1 tuần, nếu tập 5 lần 1 tuần thì bạn sẽ có được những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. Tập 7 lần 1 tuần thì lúc này bạn sẽ cảm thấy bình an, thư thái và có niềm tin trong cuộc sống.
Đặc điểm của Vinyasa yoga
Điểm đặc biệt của phong cách yoga này là các động tác sẽ được thực hiện liên tục. Người tập cần làm chủ và kiểm soát nhịp thở của bản thân một cách nhẹ nhàng, linh hoạt đồng thời kết hợp với các động tác chuyển động của yoga. Bên cạnh đó, các động tác luôn kết thúc với tư thế nghỉ.
Đối với trường phái yoga này thì không yêu cầu tuân thủ theo một khuôn khổ nào mà thường dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm và sự sáng tạo của người thực hiện để có bài tập phù hợp.
Bài tập Yoga Vinyasa có các cấp độ nào?
Đây là loại hình yoga phù hợp cho nhiều người tham gia. Dựa vào sự linh hoạt của các tư thế mà người ta chia trường phái này thành 3 cấp độ khác nhau bao gồm cơ bản, trung cấp và cao cấp.
Đối với những người mới tập thì nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như dây đai, khăn, gạch tập. Nếu bạn đã tập luyện Vinyasa yoga trong một thời gian dài, bạn có thể tham gia các lớp học nâng cao để giúp hiệu quả bài tập tốt hơn.
Khi mới bắt đầu tập bộ môn này, bạn nên đi từ những bài tập cơ bản để nắm vững sự kết hợp nhịp nhàng giữa hơi thở và cơ thể. Sau khi quen dần bạn mới chuyển sang các bài tập trung cấp và cuối cùng là tập các bài tập nâng cao.
Lợi ích của bài tập Vinyasa yoga mang lại là gì?
Việc luyện tập yoga thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho người tập. Vậy lợi ích của việc tập Yoga Vinyasa là gì? Dưới đây là một số lợi ích mà trường phái này mang lại cho bạn:
Tăng cường sự hoạt động của phổi, cải thiện hô hấp
Các động tác điều hòa nhịp thở giúp cải thiện khả năng hô hấp, dung tích phổi, và cung cấp đầy đủ oxy cho não bộ và cơ thể. Các động tác như giãn cơ lưng, cơ bụng giúp người tập tăng độ đàn hồi của phổi và cơ hô hấp. Điều này, giúp cho bạn ngăn ngừa được các bệnh về đường hô hấp.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Trường phái yoga này có nhiều động tác giúp đốt cháy được nhiều calo hơn và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Các động tác yoga liên tục giúp cho nhiệt độ của cơ thể người tập tăng liên tục. Từ đó, giúp bạn đào thải được mỡ thừa và độc tố ra khỏi cơ thể.
Giảm căng thẳng, lo âu
Các động tác trong bộ môn yoga này là sự kết hợp giữa hơi thở và chuyển động, vì vậy nó giúp cơ thể người tập hoà hợp giữa tinh thần và thể chất. Từ đó giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng, lo âu và trầm cảm.
Giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn
Các bài tập sẽ giúp cơ thể người tập khỏe mạnh và cơ bụng, cơ lưng và cơ chân trở nên dẻo dai và săn chắc hơn. Điều này giúp tăng khả năng vận động, thư giãn cơ thể và ngăn ngừa tăng cơ.
Tăng cường sự linh hoạt giữa các cơ và khớp khi tập
Các động tác như uốn, duỗi, cân bằng của phong cách yoga này giúp người tập tăng cường sự linh hoạt các khớp và cơ trong cơ thể, giúp người tập ngăn ngừa các chấn thương và giảm các cơn đau nhức.
Nếu người tập cảm thấy đói và mệt, bạn có thể ăn bánh mì, táo hoặc chuối để cung cấp năng lượng cho cơ thể, điều này giúp hạn chế cảm giác đói khi tập luyện. Bạn nên ăn trước giờ tập yoga khoảng 30 phút để đảm bảo quá trình tiêu hóa được hoàn thành.
Các tư thế Vinyasa yoga thích hợp cho người mới tập
Nếu như bạn vẫn chưa biết nên tập tư thế nào trong các bài tập Vinyasa yoga, hãy tham khảo những tư thế cơ bản thích hợp cho người mới bắt đầu nhé:
Tư thế tập Yoga Vinyasa chào mặt trời
Đây là một chuỗi các động tác cơ bản, giúp người tập khởi động cơ thể, tăng cường sự linh hoạt các khớp. Tư thế chào mặt trời gồm 12 tư thế liên tục theo hơi thở và được thực hiện theo vòng tròn. 12 động tác lần lượt là:
- Tư thế trái núi (Tadasana): đứng thẳng, hai chân khép vào nhau, hai tay chắp lại trước ngực, nhìn về phía trước.
- Tư thế trái núi giơ tay (Urdhva Hastasana): hít thở vào và giơ hai tay qua đầu, ngã người ra phía sau, hông đưa về phía trước, mắt hướng về phía tay.
- Tư thế gập người (Uttanasana): thở ra và gập người về phía trước, lòng bàn tay để trên mặt sàn cạnh chân, đầu và cổ thư giãn.
- Tư thế kỵ sĩ (Ashwa Sanchalanasana): hít vào và đưa chân phải ra phía sau, đặt chân phải bằng phẳng trên sàn tập, đầu gối duỗi thẳng, chân trái cong góc vuông, đặt hai tay bên cạnh chân trái, mắt nhìn về phía trước.
- Tư thế sức khỏe (Plank): thở ra và đưa chân trái ra sau, đặt hai chân bằng phẳng trên sàn, hai tay duỗi thẳng và để bằng phẳng trên mặt sàn ngang với vai, cơ thể duỗi thẳng, mắt nhìn xuống.
- Tư thế chất ngã (Chaturanga Dandasana): hít vào và hạ người xuống sàn, hai khuỷu tay cong vuông góc, hai tay để sát sườn, cơ thể duỗi thẳng, mắt nhìn xuống.
- Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana): thở ra và nâng người lên, giữ hai tay duỗi thẳng, hai tay để bằng phẳng trên mặt sàn, ngang vai, ngực mở rộng, lưng cong, đầu nâng lên, mắt nhìn về phía trước.
- Tư thế chó ngửa (Adho Mukha svanasana): hít vào và đẩy người lên, giữ hai tay duỗi thẳng, hai tay đặt bằng phẳng trên sàn, ngang vai, hai chân duỗi thẳng và đặt bằng phẳng, mông nâng cao, đầu và cổ để thư giãn, mắt nhìn về phía bụng.
- Tư thế kỵ sĩ (Ashwa Sanchalanasana): thở ra và đưa chân phải về phía trước, đặt hai tay cạnh chân phải, chân phải cong góc vuông, chân trái duỗi thẳng, đặt bàn chân trái bằng phẳng trên sàn, đầu gối duỗi thẳng, mắt nhìn về phía trước.
- Tư thế gập người (Uttanasana): hít vào và gập người về phía trước, đặt bàn tay bằng phẳng trên sàn cạnh chân, đầu gối hơi cong cổ và thư giãn.
- Tư thế trái núi giơ tay (Urdhva Hastasana): thở ra và giơ hai tay qua đầu, ngã người ra phía đằng sau hông đẩy về phía trước, mắt nhìn lên về phía tay.
- Tư thế trái núi (Tadasana): đứng thẳng, hai chân khép lại vào với nhau, hai tay chắp lại để trước ngực, mắt nhìn về phía trước .
Tư thế Vinyasa yoga theo thế đứng
Tư thế đứng ở trường phái yoga này là các động tác được thực hiện khi bạn đứng trên thảm tập. Những tư thế này giúp người tập tăng cường sức khỏe, linh hoạt và sự cân bằng của cơ thể. Sau đây là một số tư thế đứng phổ biến và quan trọng cho người mới bắt đầu tập Vinyasa yoga:
- Tư thế trái núi (Tadasana).
- Tư thế cái cây (Vrksasana).
- Tư thế gập người (Uttanasana).
- Tư thế tam giác (Trikonasana).
Tư thế yoga Kumbhakasana (Plank pose)
Tư thế Kumbhakasana hay còn gọi là tư thế Plank giúp tăng cường sức mạnh cho cánh tay, vai, lưng và bụng. Đây là tư thế thường được sử dụng để chuyển tiếp giữa các tư thế yoga khác. Tư thế Vinyasa yoga này khá giống như tư thế chống đẩy bụng trong tập thể dục thể hình.
Tư thế yoga Ashtanga namaskara (Knees-chest-chin pose)
Tư thế này còn được gọi là tư thế gối cằm – ngực hay tư thế chào tám chi. Cái tên này xuất phát từ việc thực hiện động tác, để có thể tập cơ thể bạn tiếp xúc với 8 nơi: 2 đầu gối, 2 bàn chân, 2 tay, ngực và cằm. Bài tập giúp người tập tăng cường sự linh hoạt, cải thiện dáng đi và hỗ trợ điều trị chứng đau lưng.
Tư thế yoga Bhujangasana (rắn hổ mang)
Ngoài tên gọi là Cobra pose thì tư thế này còn được gọi là tư thế rắn hổ mang , vì cơ thể người tập sẽ trông giống như một con rắn đang ngẩng đầu lên. Tư thế Vinyasa yoga này có thể giúp người tập mở rộng vòng ngực, kéo căng cơ lưng và cơ bụng, cải thiện tính linh hoạt cột sống. Tư thế này được thực hiện sau tư thế Ashtanga Namaste để tạo thành tư thế uốn cong lưng.
Tư thế yoga Adho mukha svanasana (Downward dog pose)
Tư thế này thường được gọi là tư thế chó úp mặt vì nó giống tư thế chó duỗi chân và đẩy mông lên. Tư thế này giúp người tập kéo dài cột sống, vai, dây chằng, và giúp giảm căng thẳng, trầm cảm.
Đối tượng nào phù hợp để tập Vinyasa yoga?
Vinyasa yoga có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tinh thần và sự linh hoạt, dẻo dai của cơ thể. Trường phái yoga này phù hợp với những đối tượng sau:
- Người mới bắt đầu tập yoga.
- Người đang tìm kiếm sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.
- Người muốn cân bằng giữa tâm trí và thể chất.
- Phụ nữ đang mang thai.
Kết luận
Hy vọng, bài viết trên của FITI đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Vinyasa yoga là gì, lợi ích của phong cách yoga này và cũng như các tư thế dành cho người mới bắt đầu. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời và hiệu quả khi tập trường phái yoga này.
Tôi là Mạnh Di, cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM với nhiều năm tập luyện và hoạt động trong lĩnh vực Gym, Fitness,.. Hiện tại, tôi đang là Personal Trainer và chia sẻ thông tin về Gym, Fitness đến cộng đồng. Sứ mệnh của tôi là giúp đỡ mọi người có sức khỏe tốt và sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn thông qua tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, tôi không ngừng tìm hiểu nâng cao kiến thức bản thân về thể hình, Gym và dinh dưỡng dành cho người tập thể hình. Cuối cùng, tôi được cộng đồng tín nhiệm và tin tưởng trong việc tư vấn về Lịch tập gym, các bài tập chuyên sâu cũng như chế độ dinh dưỡng để mang lại giá trị sức khỏe cho mọi người, tôi đã có nhiều bài viết chuyên sâu về chủ đề Gym, Fitness tại Fiti.vn để giúp mọi người có kiến thức về Gym, Fitness và Lifestyle.