Sivananda yoga là một loại hình yoga nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên chưa phổ biến ở Việt Nam. Đây là một trường phái yoga với phong cách nhẹ nhàng với các bài tập trung vào hơi thở, thiền và tâm linh. Vậy loại hình yoga này là gì và có những đặc điểm khác biệt gì so với trường phái yoga khác. Hãy cùng FITI tìm hiểu về loại hình yoga này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Sivananda Yoga là gì?
Sivananda Yoga là một loại hình yoga rất nổi tiếng ở Phương Tây. Vào năm 1957, nhà hiền triết Ấn Độ Swami Sivananda cùng với Swami Vishnudevananda đã thành lập trường phái yoga này và phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay. Loại yoga này còn được nhắc với cái tên là yoga của sự bình an, hạnh phúc và thanh lọc tâm hồn. Mục tiêu mà trường phái yoga này luôn hướng đến đó chính là có được sự bình an trong tâm hồn.
Đối với trường phái yoga này, có 6 vấn đề bao gồm tư thế, hơi thở, thư giãn, dinh dưỡng, suy nghĩ tích cực, thiền định và 4 con đường: Karma Yoga, Bhakti Yoga, Raja Yoga, Jnana Yoga. Đây là những kỹ thuật và con đường mà bạn cần phải luyện tập hằng ngày để cải thiện sức khỏe và tinh thần.
Đó là những lý do tại sao loại hình yoga này giúp bạn rèn luyện được cơ thể và tinh thần để đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống.
Đặc điểm của Sivananda Yoga
Người tập trường phái yoga này cần nắm rõ 6 điểm chính để đạt được sự bình an trong tâm hồn. Vậy 6 vấn đề của Sivananda Yoga là gì? Nó bao gồm: Các tư thế (Asanas), Hơi thở (Pranayama), Thư giãn (Savasana), Dinh dưỡng (Vegetarianism), Suy nghĩ tích cực (Vedanta), Thiền định (Dhyana).
Các tư thế – Asanas
Các tư thế và động tác là yếu tố quan trọng trong việc tập yoga nếu bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và linh hoạt. Những động tác này sẽ giúp cho các khớp tay, khớp chân của bạn trở nên linh hoạt hơn, từ đó cơ thể của bạn sẽ hoạt động nhanh nhẹn hơn và thoải mái hơn.
Hơi thở – Pranayama
Hơi thở là một yếu tố quan trọng đối với những người tập thiền yoga. Nếu bạn tập tốt các tư thế nhưng không thể kiểm soát được hơi thở thì việc tập Sivananda yoga sẽ không hiệu quả. Đây là lý do tại sao việc tập luyện kỹ thuật Pranayama là rất quan trọng.
Thư giãn – Savasana
Trong việc tập luyện yoga thì việc thư giãn và nghỉ ngơi bạn cần phải thực hiện hằng ngày. Khi bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kỹ thuật Savasana này sẽ giúp cho tinh thần và thần kinh của bạn được thư thái và phục hồi.
Dinh dưỡng – Vegetarianism
Chế độ dinh dưỡng trong Sivananda Yoga là gì? Dinh dưỡng và chế độ ăn trong trường phái yoga là một điều rất quan trọng, nó giúp bạn phục hồi năng lượng sau khi tập luyện và giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Một trong những thực phẩm được khuyên dùng trong yoga đó là Sattvic (các loại thức ăn tự nhiên), hay còn gọi là những thực phẩm tinh khiết và an toàn cho cơ thể chúng ta.
Suy nghĩ tích cực – Sivananda yoga Vedanta
Suy nghĩ tích cực, nhẹ nhàng và thoải mái tâm hồn là những mục tiêu mà Sivananda luôn hướng đến. Nếu bạn luôn trong tình trạng tiêu cực và cảm thấy cuộc sống nhàm chán, căng thẳng, không muốn làm gì, thì việc tập luyện Sivananda yoga mỗi ngày giúp cho cơ thể thoải mái, thư giãn hơn và từ đó giúp bạn có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống và sống khỏe mạnh hơn.
Thiền định – Dhyana
Để giúp cho bản thân cảm thấy thư thái, bình yên, hạnh phúc cũng như thanh lọc tâm trí thì thiền định là một việc rất quan trọng. Từ đó, bạn sẽ suy nghĩ tích cực và có mục tiêu cho riêng mình và trách nhiệm với bản thân cũng như có niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống.
Lợi ích của Sivananda yoga
Loại hình yoga này có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe về thể chất và tinh thần.Vậy lợi ích khi tập luyện Sivananda Yoga là gì? Sau đây là một số lợi ích khi tập luyện trường phái yoga này:
Sự hài hòa và linh hoạt cho cơ thể: Khi thực hiện các động tác và tư thế trong yoga, các cơ, khớp, gân được kéo căng và từ đó giúp bạn nâng cao được sự linh hoạt, dẻo dai của cơ thể. Điều này giúp cho bạn tránh được các chấn thương, giảm được các cơn đau nhức và cải thiện được chất lượng của cuộc sống.
Tăng cường được các chức năng ở phổi: Đối với những người tập yoga thì đòi hỏi bạn phải thở sâu và đều, cùng với đó kết hợp với các tư thế và động tác khi tập yoga để tăng khả năng trao đổi khí ở phổi. Nhờ vậy mà giúp cho bạn cung cấp đủ oxy cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa được các bệnh liên quan đến hô hấp.
Giảm huyết áp và căng thẳng: Khi tập yoga bạn cần phải dùng các kỹ thuật như hơi thở, suy nghĩ tích cực, ngồi thiền, thư giãn và điều này giúp cho cơ thể bạn thoải mái, thư thái hơn. Bên cạnh đó, giúp bạn giảm được các hormone gây căng thẳng và làm giảm huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Tạo ra năng lượng tích cực: Khi tập Sivananda Yoga sẽ giúp bạn tạo ra một nguồn năng lượng trong cơ thể bằng cách kích hoạt các trung tâm năng lượng. Điều này sẽ giúp cho người tập yoga cảm thấy thoải mái, sảng khoái và bình an.Từ đó giúp cho bạn có những suy nghĩ tích cực và có niềm tin vào cuộc sống hơn.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Việc hít thở đúng cách khi tập luyện yoga sẽ giúp cho bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Các động tác tập yoga như ngồi thiền, các động tác và tư thế cho cơ, khớp sẽ giúp bạn ngủ thoải mái hơn và ngon giấc hơn.
Giúp bạn sống khỏe mạnh và hạnh phúc: Những người khi tập luyện trường phái yoga này thì sẽ có chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý, các bài tập giúp cải thiện sức khỏe, suy nghĩ tích cực và cơ thể luôn được thư giãn. Điều này giúp cho bạn sẽ có một lối sống lành mạnh, luôn tích cực và có được mục tiêu riêng của bản thân.
Ai nên và không nên tập Sivananda yoga?
Sivananda Yoga là loại hình yoga giúp cho cơ thể cảm thấy thoải mái thư giãn. Tuy nhiên không phải ai cũng tập được loại yoga này. Dưới đây là những đối tượng nào nên và không nên tập:
Các đối tượng nên tập yoga:
- Những người muốn cải thiện sức khỏe, tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai, muốn giảm căng thẳng, huyết áp, và trầm cảm.
- Những người muốn tăng cường năng lượng, cải thiện giấc ngủ, và mong muốn có lối sống khỏe mạnh, và cuộc sống hạnh phúc.
- Những người có mục tiêu học hỏi và thực hành các bài tập của yoga như thể dục, điều chỉnh hơi thở, thư giãn, ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh, suy nghĩ tích cực.
- Những người đang tìm kiếm được sự thư giãn thoải mái giữa cơ thể, tâm trí và tinh thần.
Các đối tượng không nên tập yoga:
- Những người bị chấn thương, bệnh tật, hoặc vừa trải qua phẫu thuật.
- Những người bị bệnh cấp tính như sốt, viêm, nhiễm trùng hoặc dị ứng
- Những người không thích hoặc không phù hợp với những phong cách nhẹ nhàng và tĩnh lặng của loại hình yoga này. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo các loại hình yoga khác như Vinyasa, Ashtanga, Bikram, Power.
Cách thực hiện Sivananda yoga tại nhà
Các bước để thực hiện Sivananda Yoga tại nhà như thế nào? Dưới đây là những cách thực hiện loại hình yoga này tại nhà:
Bước 1: Bắt đầu bằng cách thư giãn ở tư thế xác chết (Savasana) trong khoảng 1 phút. Trong thời gian này cố gắng loại bỏ những suy nghĩ trong đầu và đưa tâm trí của bạn vào trạng thái yên tĩnh.
Bước 2: Sau đó, ngồi thẳng với tư thế xếp bằng (Sukhasana) và tụng kinh Dhyana Slokas (nếu bạn thuộc), hoặc ngồi thiền trong 5 phút. Cố gắng tập trung hơi thở và cảm nhận sự hài hòa giữa cơ thể và tâm trí của bạn.
Bước 3: Tiếp theo thực hiện bài tập thở luân phiên (Anuloma Viloma) từ 5 đến 10 lần. Bài tập này sẽ giúp cho bạn điều hòa hơi thở, cân bằng năng lượng và thanh lọc cơ thể.
Bước 4: Sau đó tiếp tục thực hiện 12 tư thế Sivananda yoga cơ bản theo trình tự sau:
- Tư thế nắn cột (Surya Namaskar)
- Tư thế đứng đầu (Sirshasana)
- Tư thế cân bằng trên cẳng tay (Sarvangsana)
- Tư thế cầu (Halasana)
- Tư thế cá (Matsyasana)
- Tư thế ngồi trước (Paschimothanasana)
- Tư thế cọp (Bhujangasana)
- Tư thế dơi (Shalabhasana)
- Tư thế cúi người (Dhanurasana)
- Tư thế ngồi ngược (Ardha Matsyendrasana)
- Tư thế cúi người đứng (Pada Hasthasana)
- Tư thế cân bằng trên hai tay (Mayurasana)
Bước 5: Cuối cùng thư giãn ở tư thế Savasana trong khoảng 10 phút.Cảm nhận sự thư giãn và bình yên trong cơ thể và tâm trí của bạn.
Tổng kết
Bài viết trên của FITI là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về Sivananda Yoga. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn về loại hình yoga này. Phong cách của trường phái yoga này giúp người tập cảm thấy bình an, hạnh phúc và thanh lọc tâm hồn. Vì vậy, việc tập luyện yoga rất hữu ích cho những người muốn cải thiện sức khỏe. Chúc bạn đạt được những mục tiêu trong việc tập yoga.
Tôi là Mạnh Di, cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM với nhiều năm tập luyện và hoạt động trong lĩnh vực Gym, Fitness,.. Hiện tại, tôi đang là Personal Trainer và chia sẻ thông tin về Gym, Fitness đến cộng đồng. Sứ mệnh của tôi là giúp đỡ mọi người có sức khỏe tốt và sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn thông qua tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, tôi không ngừng tìm hiểu nâng cao kiến thức bản thân về thể hình, Gym và dinh dưỡng dành cho người tập thể hình. Cuối cùng, tôi được cộng đồng tín nhiệm và tin tưởng trong việc tư vấn về Lịch tập gym, các bài tập chuyên sâu cũng như chế độ dinh dưỡng để mang lại giá trị sức khỏe cho mọi người, tôi đã có nhiều bài viết chuyên sâu về chủ đề Gym, Fitness tại Fiti.vn để giúp mọi người có kiến thức về Gym, Fitness và Lifestyle.