Yoga là gì? Tất tần tật về Yoga cho người mới bắt đầu

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu bạn đang muốn tập Yoga nhưng chưa hiểu biết về Yoga là gì? Nên chưa tự tin bước vào tập luyện bộ môn này. Bài viết dưới đây FITI chia sẻ tất tần tật thông tin về nguồn gốc ra đời, những loại hình Yoga thông dụng cũng như những lợi ích mà Yoga mang lại. Các bạn hãy cùng tham khảo để hiểu hơn về Yoga nhé!

Giải đáp Yoga là gì?

Yoga là phương pháp tập luyện kết hợp cao độ của tinh thần và thể xác tại một thời điểm. Thực hiện trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở và giữ cơ thể ở một tư thế. Qua đó làm chủ và điều khiển sự dẻo dai của cơ thể, nâng cao trí tuệ và sức khỏe. Sự kỳ diệu của Yoga chính là thông qua việc luyện tập nhằm khai tâm, giúp con người hoàn thiện bản thân hơn. Sở hữu nhiều lợi ích, yoga như là hình thức luyện tập thể thao lâu đời và đáng tin cậy.

Yoga là gì? Tất tần tật về Yoga cho người mới bắt đầu tập
Yoga là gì? Tất tần tật về Yoga cho người mới bắt đầu tập

Tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của Yoga

Bất kỳ ai khi muốn tập Yoga đều tìm hiểu về Yoga là gì? Và nguồn gốc của bộ môn này. Có nhiều giả thuyết về sự hình thành bộ môn Yoga. Trong đó, những nhà khoa học cho rằng bộ môn này hình thành từ 5.000 năm trước trở lên. Tuy nhiên, giả thuyết thực tiễn là Yoga hình thành và phát triển tại đất nước Ấn Độ.

Các bài tập Yoga thực hành lần đầu ở miền Bắc Ấn Độ. Trong nền văn minh Indus-Sarasvati thời đó người ta rất ưa chuộng mối quan hệ sư phụ – đệ tử. Khi đó, người tập luyện Yoga thường theo triết lý khổ hạnh. Họ không ngừng kiểm soát cơ thể bằng các phương pháp khắc nghiệt nhằm đạt đến cảnh giới của sự giác ngộ.

Trong thời điểm đó các thiền sinh này đã nhận thấy cơ thể không phải là điểm ngăn cách quá trình giác ngộ. Thay vào đó, họ cho rằng đó chính là phương tiện giúp con người thoát khỏi khổ đau và đạt tới miền cực lạc. Yoga đã ra đời để hỗ trợ cân bằng cơ thể và trí tuệ.

Nguồn gốc ra đời của Yoga
Nguồn gốc ra đời của Yoga

Tham khảo các loại hình Yoga thông dụng nhất

Yoga có nhiều loại và bài tập khác nhau, mỗi loại sẽ mang các đặc trưng riêng. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ về những loại hình yoga để có thể đưa ra một lựa chọn phù hợp.

  • Hatha yoga: Những bài tập Hatha yoga rất phù hợp với người mới bắt đầu tập. Bởi vì những động tác di chuyển chậm hơn so với các loại hình khác.
  • Vinyasa, ashtanga và power yoga: Loại hình yoga này sẽ có mức độ “thử thách” cao hơn so với loại hình Hatha yoga. 
  • Iyengar yoga: Loại hình này tập trung vào chi tiết từng tư thế, sự điều chỉnh cơ thể. Có dùng những dụng cụ yoga hỗ trợ.
  • Bikram hay hot yoga: Bao gồm 2 kỹ thuật thở và 26 tư thế lặp lại theo thứ tự trong 90 phút. 
  • Kundalini yoga: Loại hình này như một loại yoga chữa bệnh, có sự kết hợp giữa thiền, tụng kinh và những yếu tố tâm linh.
  • Viniyoga: Với loại hình yoga này tập trung vào quá trình hít thở và thiền định. Viniyoga phù hợp với người bị giới hạn trong việc vận động, người muốn luyện tập từ trong ra ngoài. 
  • Jivamukti: Là một chuỗi những động tác kết hợp thiền, đồng cảm, tụng kinh và lắng nghe.  
  • Yin: Chuỗi động tác của loại hình này chủ yếu ở tư thế nằm và ngồi, mỗi tư thế giữ yên khoảng 3 – 5 phút. Yin phù hợp với người bị đau mạn tính, căng cơ hay trầm cảm.
Những loại hình Yoga thông dụng
Những loại hình Yoga thông dụng

Lợi ích Yoga mang lại

 Đã có nhiều thử nghiệm khoa học với quy mô khác nhau thực hành trên yoga. Hầu hết những nghiên cứu cho thấy đây là một cách an toàn và hiệu quả để tăng sức mạnh, tính linh hoạt cũng như sự cân bằng bên trong cơ thể.

Yoga giúp tăng sự linh hoạt dẻo dai cho cơ thể

 Một cuộc thử nghiệm đã so sánh sự khác biệt của người tập luyện và người không tập luyện. Đã chỉ ra, luyện tập Yoga có thể giúp cải thiện sức bền và sự dẻo dai của cơ thể. Một thử nghiệm khác lại cho thấy yoga giúp tăng cường khả năng tập luyện aerobic ở người cao tuổi.

Yoga hỗ trợ quá trình giảm cân 

 Tập Yoga là toàn bộ bó cơ hoạt động hết công suất nhằm hoàn thành tư thế khó. Cơ hoạt động càng nhiều sẽ càng đốt nhiều protein ở cơ. Khi protein ở cơ cạn kiệt sẽ thúc đẩy quá trình đốt mỡ cũng như tiêu thụ năng lượng dư thừa. 

Yoga là gì mà có thể giúp cải thiện tinh thần và giảm căng thẳng

 Một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Westminster từng nói: “Có một vài dấu hiệu cho thấy lợi ích của Yoga trong việc giải quyết tình trạng rối loạn tâm trạng về cảm xúc của con người”. Thực tế, Yoga có nhiều bài tập thiền, thở và điều chỉnh khí của cơ thể. Đòi hỏi người tập tĩnh tâm, nhập tâm vào các âm thanh thư giãn và lắng nghe cơ thể. Từ đó quên hết mệt mỏi, cơ thể thăng hoa, nhận ra giá trị của cuộc đời để an hòa và thư thái hơn.

Lợi ích Yoga mang lại cho người tập luyện
Lợi ích Yoga mang lại cho người tập luyện

Tăng cường sự tuần hoàn máu và cải thiện trí nhớ 

Tạp chí hoạt động Thể chất và Sức khỏe (Mỹ) có đăng một nghiên cứu của những nhà khoa học. Có công bố “Mỗi ngày chỉ cần 20 phút tập yoga giúp rèn luyện trí nhớ”. Kỹ thuật và bài tập yoga có tác động trực tiếp lên hoạt động vỏ não. Những tư thế yoga cùng kỹ thuật thở làm tăng tuần hoàn máu lên não giúp người tập tỉnh táo và cải thiện trí nhớ. 

Làm chậm quá trình lão hóa

Trong một cuộc nghiên cứu, 45 người tập luyện yoga và thiền trong 12 tuần. Kết quả là sự tăng lên của những loại hoocmon quan trọng. Giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm chỉ số BMI đáng kể.

Sơ lược về 8 tư thế Yoga cơ bản cho người mới bắt đầu

Để giúp các bạn chưa biết Yoga là gì? Bắt đầu luyện tập yoga có thể bắt nhịp tốt những bài tập. Các tư thế yoga cơ bản sau đây sẽ giúp tăng tính linh hoạt của cơ thể. Đồng thời, tăng cơ bắp và giúp bạn thích nghi với các bài tập khó hơn của yoga.

Tư thế chiến binh 1

Đây là tư thế cung cấp sự linh hoạt cho toàn cơ thể, đặc biệt là phần chân, tay, bụng và phần đùi dưới. Ngoài ra, còn cải thiện và giúp máu lưu thông đi khắp cơ thể.

Hướng dẫn thực hiện động tác:

  • Đứng tư thế trái núi, hai chân bám sàn và dồn trọng lượng cơ thể sang chân trái. Bước chân phải xuống bằng chiều dài cẳng chân phù hợp với chiều cao từng người.
  • Xoay bàn chân trái 90 độ, đùi song song với sàn nhà, xoay bàn chân phải lên 1 góc 150. Xoay hông sang trái, chùng đầu gối chân trước, siết chặt cơ đùi và thẳng gối chân sau.
  • Nâng hai tay lên, hai lòng bàn tay hướng vào nhau và giữ thế 30s – 1 phút rồi đổi bên tương tự.
Tư thế chiến binh 1
Tư thế chiến binh 1

Tư thế chiến binh 2

Tư thế này giúp giãn cơ mạnh mẽ cho chân, háng và ngực. Tăng sức chịu đựng, giảm đau lưng, tốt cho cơ quan vùng bụng. Kích thích tiêu hóa giúp tăng khả năng tập trung vào một mục tiêu cụ thể. 

Hướng dẫn thực hiện động tác:

  • Đứng thẳng, di chuyển chân phải sang bên phải, bắp chân và đùi tạo góc 90 độ, di chuyển chân trái sang bên trái.
  • Đặt tay lên hông, thả lỏng vai rồi mở rộng cánh tay sang hai bên. Lòng bàn tay úp xuống và mắt nhìn theo tay phải.
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 1p rồi đổi chân.
Tư thế chiến binh 2
Tư thế chiến binh 2

Tư thế cái cây

Với người bắt đầu tập Yoga thì tư thế này rất hữu ích cho việc tăng cường cơ bắp chân. Đặc biệt, tư thế cái cây giúp cải thiện sự cân bằng của cơ thể.

Hướng dẫn thực hiện động tác:

  • Đứng thẳng, dồn trọng lượng vào chân trái, nhấc chân phải lên cao. 
  • Đưa tay về phía trước, hai tay chắp vào nhau, sau đó tách lòng bàn tay ra và đưa tay lên cao. 
  • Giữ tư thế 30s, lặp lại động tác với bên còn lại.
Tư thế cái cây
Tư thế cái cây

Tư thế chó úp mặt trong Yoga là gì?

Tư thế chó úp mặt giúp người tập kéo căng cơ thể, giảm bớt sự mệt mỏi đồng thời tăng thêm sự tự tin.

Hướng dẫn thực hiện động tác:

  • Chống tay xuống sàn và đầu gối chống thẳng với hông.
  • Di chuyển tay lên đằng trước, mở tay rộng ra và ép lòng bàn tay xuống sàn.
  • Cong ngón chân lên và đẩy hông lên cao cho cơ thể tạo hình chữ “V” ngược. Đầu cúi xuống tai chạm vai, bàn chân mở rộng và đầu gối hơi uốn cong.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 3 nhịp thở.
Tư thế chó cúi mặt
Tư thế chó cúi mặt

Tư thế tấm ván

Giúp làm săn chắc cơ chính trên cơ thể, gồm bụng, ngực và lưng dưới. Hỗ trợ tăng sức mạnh cho cánh tay, cổ tay và vai. Ngoài ra còn để chuẩn bị cho cơ thể trước khi thực hiện các động tác thăng bằng cánh tay khó hơn.

Hướng dẫn thực hiện động tác:

  • Bắt đầu ở tư thế bò 4 chân, cổ tay thẳng với vai. 
  • Xòe những ngón tay và ấn mạnh bàn tay xuống thảm, duỗi thẳng cẳng tay.
  • Nhón chân và duỗi thẳng về phía sau để cơ thể và đầu tạo thành một đường thẳng.
  • Nâng đùi lên, không để hông quá thấp. 
  • Hướng cơ đùi trước về phía trần, giữ cổ thẳng và mắt nhìn xuống sàn.
Thực hiện tư thế tấm ván
Thực hiện tư thế tấm ván

Tư thế tam giác

 Tư thế tam giác hỗ trợ tăng cường cũng như kéo dài phần sau của lưng và chân. Săn chắc cơ bụng, giảm đau lưng và giữ bình tĩnh, tăng cường khả năng hô hấp.

Hướng dẫn thực hiện động tác:

  • Mở rộng cánh tay sang 2 bên, cúi xuống chân phải.
  • Đứng chân mở rộng khoảng 1 mét, bàn chân phải xoay ra bên ngoài 90 độ và xoay chân trái ra ngoài 45 độ.
  • Bàn tay phải chạm vào sàn, hướng bàn tay trái lên trần nhà. Mắt nhìn về phía trần nhà và giữ tư thế khoảng 5 nhịp thở.
Tư thế tam giác
Tư thế tam giác

Tư thế cây cầu

 Tư thế này rất hữu ích trong điều trị bệnh liên quan đến tuyến giáp, đau lưng, đau cổ và những vấn đề về thần kinh. Đặc biệt, rất tốt cho cơ thể và tâm trí và tăng cường sự linh hoạt của lưng.

Hướng dẫn thực hiện động tác:

  • Nằm trên sàn cong đầu gối.
  • Đặt cánh tay sang 2 bên, lòng bàn tay úp xuống sàn và nhấn chân xuống sàn đồng thời nâng hông lên.
  • Tiếp tục, nhấn toàn bộ cánh tay xuống sàn, nâng hông lên cao đến khi đùi song song với mặt sàn. Nâng ngực về phía cằm và giữ tư thế trong 1 phút.
Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu

Tư thế đứa trẻ

Giúp thư giãn đầu óc, ngăn ngừa và hạn chế những cơn đau lưng mãn tính. Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau các giờ làm việc bận rộn. Động tác này thường thực hiện vào cuối buổi tập hoặc khi cần nghỉ ngơi nhằm hồi phục sức khỏe.

Hướng dẫn thực hiện động tác:

  • Ngồi thoải mái trên sàn.
  • Khoanh chân về phía trước, gập người về phía trước và cánh tay vươn thẳng về phía trước mặt.
  • Giữ tư thế như vậy và hít thở sâu.
Tư thế em bé
Tư thế em bé

 Trên đây là những thông tin xoay quanh câu hỏi Yoga là gì? Hy vọng rằng, qua bài viết FITI đã giúp các bạn có một sự lựa chọn đúng đắn cho bộ môn bổ ích này. Hãy bổ sung kiến thức về yoga và rèn luyện ngay từ hôm nay để có được một sức khỏe tốt bạn nhé!

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *