Mỗi một môi trường sẽ có độ Ph khác nhau. Đặc biệt là độ Ph nước có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Vậy độ pH là gì? Nồng độ sử dụng bao nhiêu là tốt? Cách kiểm tra độ pH của nước thế nào? Tất cả sẽ được FITI chia sẻ ngay trong bài chia sẻ dưới đây.

Mục lục
Khái niệm pH nước là gì?
Độ Ph nước sẽ được xác định dựa trên thang đo có giá trị tăng dần từ 0 đến 14. Trong đó giá trị số 7 được xem là điểm pH trung bình. Độ pH của nước uống hoặc nước sinh hoạt có giá trị nhỏ hơn 7 được gọi là có tính axit. Các giá trị càng lùi về số nhỏ cho thấy axit càng tăng. Và ngược lại giá trị pH đo được lớn hơn 7 sẽ có tính kiềm. Giá trị càng biểu hiện tăng tính kiềm cũng sẽ tăng dần lên.
Về bản chất pH của nước là logarit lũy thừa của 10. Vì thế, mỗi bậc giá trị gia tăng sẽ cao lên 10 lần độ kiềm hoặc độ axit. Sẽ có nhiều người quan tâm về nước lọc sẽ có độ pH bao nhiêu? Dưới đây là ví dụ cụ thể giúp bạn dễ hình dung hơn.
Thường nước lọc sẽ có giá trị trung bình độ pH là 7. Thế nhưng khi nước lọc được pha chế hoặc sử dụng với các mục đích khác thì độ pH sẽ thay đổi. Ví dụ sữa thông thường có giá trị trung bình độ pH là 6. Sữa sẽ có tính axit gấp 10 lần so với nước lọc tinh khiết. Cà phê cũng có tính axit gấp 10 lần sữa và 100 lần so với nước lọc.
Độ pH nước ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Mỗi một độ pH có trong nước dùng hằng ngày khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vì thế bạn cũng cần xem xét để chọn đúng độ pH của nước. Vậy cụ thể sử dụng nước có độ pH cao hoặc thấp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe gia đình bạn?

Mùi vị bị ảnh hưởng
Độ pH trong nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của nước. Điển hình là nước có độ pH cao thường sẽ có mùi lạ như xà bông, cảm giác khi sử dụng nhờn nhớt. Nếu như bạn đun nước nấu thực phẩm bằng nước có độ pH cao thì các chất hữu cơ có trong thực phẩm sẽ bị giảm xuống. Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng đóng cặn ở vật dụng. Sử dụng lâu ngày sẽ bị sỏi thận.
Độ pH nước ảnh hưởng đến sức khỏe
Trong nước uống hằng ngày, độ pH ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ men tiêu hóa của người sử dụng. Tuy nhiên, với tính axit trong nước có thể làm gia tăng ion kim loại từ các vật chứa. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nếu bạn sử dụng nước có độ Ph thấp mà không xử lý trong thời gian dài thì hệ men tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lâu ngày bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng ợ chua, đầy hơi, hỏng men răng, rối loạn tiêu hóa.
Bên cạnh đó độ pH trong nước sinh hoạt quá cao sẽ gây nên các bệnh về da như khô da, khó chịu, ngứa, nổi mẩn đỏ đối với người có da dạy cảm. Nhất là phần da mặt khi sử dụng nước có Ph cao sẽ không tốt chút nào.

Sử dụng nước có độ pH bao nhiêu?
Theo Quy chuẩn Kỹ thuật của quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt mà Bộ Y tế ban hành (QCVN 02-2009) thì độ pH trong nước sinh hoạt là 6-8,5. Những nhà khoa học đã khuyến cáo, cơ thể chúng ta sử dụng nước uống có độ pH<7 sẽ không có lợi cho sức khỏe khi dùng trong thời gian dài. Vì nước có tính axit cao sẽ làm gia tăng ion kim loại từ các vật chứa hoặc tiếp xúc với nước.
Độ pH được xem là phù hợp với người sử dụng sẽ giao động từ 7 – 9,5. Trong đó:
– Nước trung tính sẽ thường sử dụng để uống và sinh hoạt các nhân.
– Nước có tính kiềm như nước ion kiềm có độ 7<pH<10 rất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt là với loại nước này sẽ tác dụng chống oxy hóa và tốt cho đường ruột.
Cách cân bằng độ pH trong nước
Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể đo độ pH nước uống. Ví dụ như sử dụng quỳ tím, bút đo pH, máy đo Ph. Việc xác định được độ pH sẽ giúp bạn biết được nguồn nước sử dụng có an toàn với sức khỏe, từ đó có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Nếu độ pH quá thấp tức nguồn nước dùng có tính axit. Bạn nên biết cách cân bằng độ pH trong nước để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một vài cách cân bằng độ pH được áp dụng khá phổ biến. Mời bạn cùng tham khảo.

Dùng bộ lọc trung hoà giúp tăng độ pH nước
Khi độ pH trong nước không quá thấp thì bạn nên dùng bộ lọc được cấu tạo từ vật liệu Calcite hoặc magnesia. Cách làm này sẽ giúp nâng pH trong nước tăng lên. Tuy nhiên, bộ lọc này có khả năng lọc cặn nên sẽ thường bị tắc nghẽn. Vì thế bạn cần kiểm tra thường xuyên và bổ sung theo định kỳ để nâng cao hiệu quả khi sử dụng.
Sử dụng hoá chất
Với nguồn nước có độ pH quá thấp, thường một số người sẽ dùng soda hoặc hỗn hợp soda cùng Hypochlorite để cân bằng pH trong nước. Khi nguồn nước bị ô nhiễm kim loại hoặc nhiễm khuẩn quá nghiêm trọng. Việc điều chỉnh soda và Hypochlorite sẽ có phần phức tạp hơn.
Ngoài ra kali cũng được áp dụng để tăng pH có trong nước sinh hoạt trong một số trường hợp. Tuy nhiên cách làm này cần có trình độ và chuyên môn cao và tính toán cẩn thận để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sử dụng hạt nâng pH cho nước
Hạt nâng độ pH sẽ có tác dụng tăng độ pH có trong nước, từ đó nguồn nước khi sử dụng sẽ an toàn hơn. Loại hạt này sẽ được sử dụng kết hợp với ODM-3F, ODM-2F, cát thạch anh. Khi sử dụng hạt sẽ giúp tạo nên độ trong cho nước và khử các chất bẩn ô nhiễm nguồn nước.
Cân bằng pH nước bằng máy lọc
Cách đơn giản nhất để giúp gia đình bạn an tâm khi sử dụng nước uống là sử dụng máy lọc nước ion kiềm. Những loại máy lọc RO hiện đại đều được trang bị các lõi chức năng để tạo kiềm, loại bỏ độc tố, tạo nước điện giải và khử oxy hóa. Từ đó mang đến nguồn nước có độ pH phù hợp với người dùng.
Máy lọc nước RO còn có thể giúp lọc sạch nước cách tối đa. Loại bỏ các tạp chất có trong nước. Nhờ đó nguồn nước ở đầu ra sẽ đảm bảo được yếu tố tinh khiết và pH trong nước ổn định.

Cách kiểm tra nước tại nhà
Hiện nay trên thị trường có bán các loại bút thử pH trong nước tại nhà. Khi sử dụng bút thử bạn có thể dễ dàng kiểm tra được nước sử dụng hằng ngày có độ pH là bao nhiêu.
Cách sử dụng thiết bị khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhúng bút vào mẫu nước muốn kiểm tra. Trong thời gian 1 phút sẽ có ra độ pH chuẩn xác nhất. Phạm vi khuyến nghị pH nước ở mức an toàn do EPA khẳng định là 6,5 đến 8,5.
Cách khác bạn cũng có thể sử dụng dung dịch chỉ thị màu sắc. Cách làm này sẽ đơn giản hơn, khi bạn quan sát màu bằng trực quan. Thế nhưng sai số đo có thể xuất hiện khi nhiệt độ nước thay đổi, nồng độ muối và sự có mặt của chất hữu cơ trong nước.

Kiểm tra độ pH nước sẽ giúp bạn biết được nước dùng hằng ngày có đảm bảo chất lượng và có hướng giải quyết đúng nhất. Hy vọng thông tin chia sẻ trên FITI đã giúp bạn hiểu hơn về độ pH có trong nước sử dụng. Chúc bạn và gia đình có được sức khỏe tốt.
Xem thêm: Tổng hợp các loại nước uống giảm mỡ bụng nên tham khảo
Xem thêm: Chạy bộ 2km mỗi ngày giúp bạn khỏe mạnh và thon thả
Tôi là Mạnh Di, cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM với nhiều năm tập luyện và hoạt động trong lĩnh vực Gym, Fitness,.. Hiện tại, tôi đang là Personal Trainer và chia sẻ thông tin về Gym, Fitness đến cộng đồng. Sứ mệnh của tôi là giúp đỡ mọi người có sức khỏe tốt và sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn thông qua tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, tôi không ngừng tìm hiểu nâng cao kiến thức bản thân về thể hình, Gym và dinh dưỡng dành cho người tập thể hình. Cuối cùng, tôi được cộng đồng tín nhiệm và tin tưởng trong việc tư vấn về Lịch tập gym, các bài tập chuyên sâu cũng như chế độ dinh dưỡng để mang lại giá trị sức khỏe cho mọi người, tôi đã có nhiều bài viết chuyên sâu về chủ đề Gym, Fitness tại Fiti.vn để giúp mọi người có kiến thức về Gym, Fitness và Lifestyle.