Bánh cuốn thường chứa lớp nhân thịt bên trong ăn kèm với rau sống và nước mắm, không trải qua quá trình chiên xào và mọi người rất yêu thích món ăn này. Tuy nhiên, bánh cuốn mặc dù phổ biến trong các bữa ăn của người Việt, nhưng không nhiều người biết rõ bánh cuốn bao nhiêu calo.
Hãy cùng FITI đi tìm hiểu chi tiết calo trong bánh cuốn và trả lời thắc mắc ăn bánh cuốn có béo không nhé.
Mục lục
1. Bánh cuốn làm từ gì?
Để biết được bánh cuốn bao nhiêu calo thì trước tiên chúng ta cần biết bánh cuốn làm từ gì. Bánh cuốn hay còn được gọi bằng bánh ướt ở một số địa phương, được làm chủ yếu từ hỗn hợp bột, tinh bột sắn xay mịn, có thể có thêm các loại bột khoai tây và bột bắp, hòa chung với nước.
Người ta đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi, mỗi lần cho một lượng bột nhỏ, xoa đều trên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể cho thêm một chút mỡ để bánh dễ lấy ra.
Sau khi bánh chín thì sẽ dùng đũa to hoặc thanh tre gạt ra đĩa. Sau đó bắt đầu thêm nhân bánh cuốn, có thể bao gồm một ít thịt vai nửa nạc nửa mỡ, tôm, mộc nhĩ, nấm hương đã xào chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu,… Rắc thêm một ít hành phi thơm và ăn với nước mắm ngọt.
Bánh cuốn cũng thường được ăn kèm với các loại chả lụa, chả quế, chả giò, thịt nướng, nem chua, dưa leo, giá đỗ,…
2. Bánh cuốn bao nhiêu calo?
Vậy là chúng ta đã hình dung rõ hơn về bánh cuốn. Dựa trên các nguyên liệu làm bánh cuốn, chúng ta có thể ước tính được bánh cuốn bao nhiêu calo. Bánh cuốn ở Việt Nam cũng được chế biến theo nhiều cách khác nhau dựa theo đặc điểm của từng vùng miền, do đó các loại bánh cuốn khác nhau sẽ có lượng calo tương đối khác nhau.
Trung bình 100g bánh cuốn bao nhiêu calo, 1 đĩa bánh cuốn bao nhiêu calo? Người ta ước tính 100g bánh cuốn sẽ tương đương với 1 đĩa bánh cuốn.
Dưới đây là thông tin tham khảo về calo trong bánh cuốn (tính trên 100g):
-
Bánh cuốn thông thường (chỉ có mộc nhĩ): 200 calo
-
Bánh cuốn chay: 168 calo
-
Bánh cuốn có thịt và mộc nhĩ: 213 calo
-
Bánh cuốn trứng (1 trứng): 300 calo
-
Bánh cuốn chả giò: hơn 600 calo
-
Bánh cuốn chả lụa: 310 calo
-
Bánh cuốn chả quế: 345 calo
-
Bánh cuốn chả mực: 370 calo
-
Bánh cuốn nhân tôm: 250 calo
-
Bánh cuốn dăm bông hành khô: 210
-
Bánh cuốn thịt xay: 590 calo
-
Bánh cuốn chà bông thịt heo hành phi: 210 calo
-
Bánh cuốn nhân thịt heo nướng: 385 calo
-
Bánh cuốn nóng: 150 calo
-
Bánh cuốn nguội: 175 calo
-
Bánh cuốn không nhân: 450 calo
> Tham khảo bảng calo của một số loại thực phẩm phổ biến hiện nay:
3. Thành phần dinh dưỡng bánh cuốn như thế nào?
Bánh cuốn chủ yếu làm từ bột gạo cho nên thành phần dinh dưỡng của bánh cuốn chủ yếu là tinh bột và protein.
3.1. Tinh bột
Thành phần tinh bột trong bánh cuốn khá cao, 1 đĩa bánh cuốn 200 gam có thể chứa tới 80% là tinh bột. Thông thường bánh cuốn được chế biến từ bột gạo tẻ nên tinh bột trong bánh cuốn có tính hấp thụ nhanh, cung cấp đường và calo một cách nhanh chóng cho cơ thể.
Nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe khi bạn tiêu thụ quá đà. Khi cơ thể hấp thụ nhiều tinh bột quá nhiều cùng lúc sẽ dễ làm cho lượng đường huyết tăng bất thường, gây ra các rối loạn về tim mạch và cả bệnh tiểu đường.
3.2. Chất đạm
Bánh cuốn có chứa hàm lượng chất đạm (protein), nhưng nó không cao như tinh bột. Với các món bánh cuốn có nhân thịt, tôm, trứng, hoặc bánh ướt được ăn kèm với chả, thịt,… thường có lượng chất đạm từ 20-25% trên tổng hàm lượng chất dinh dưỡng có trong loại bánh cuốn đó. Ngược lại, trong món bánh cuốn chay thường không có chứa protein.
Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể giúp cung cấp năng lượng và xây dựng cơ bắp, tái tạo enzym trong cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều protein lại có nhiều rủi ro, chẳng hạn như khiến thận và gan làm việc quá tải, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường.
3.3. Chất béo
Chất béo cũng là một thành phần dinh dưỡng khác có trong bánh cuốn, với mỗi 100g bánh cuốn có khoảng 5,3g chất béo. Chất béo khi được tiêu thụ có chừng mực sẽ đóng góp vào nhu cầu sức khỏe tổng thể, nhưng ngược lại, nó cũng dễ làm tăng nguy cơ béo phì, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư,…
4. Gymer ăn bánh cuốn được không?
Bạn đã biết được bánh cuốn bao nhiêu calo và các thành phần dinh dưỡng trong bánh cuốn như thế nào. Vậy thì người tập gym ăn bánh cuốn có tốt không? Trong bánh cuốn có chứa chủ yếu là tinh bột, nhiều calo, ít protein và thiếu chất xơ.
Với đặc điểm dinh dưỡng này thì bánh cuốn sẽ không phù hợp với gymer, những người cần bổ sung nhiều protein để xây dựng và phát triển cơ bắp.
Do đó, người tập gym vẫn có thể xem bánh cuốn là một sự lựa chọn mới mẻ để thay đổi khẩu vị trong chế độ dinh dưỡng của mình, nhưng chỉ nên ăn tối đa 1-2 lần trên tuần. Thay vào đó là tập trung vào các loại thực phẩm giàu protein và chất xơ khác.
5. Ăn bánh cuốn có béo không?
Bên cạnh việc đã biết bánh ướt bao nhiêu calo, để trả lời cho câu hỏi ăn bánh cuốn có béo không thì còn phải xét thêm nhiều yếu tố khác. Ví dụ như số lượng bánh cuốn được ăn, tần suất ăn trong ngày/tuần/tháng, ăn bánh cuốn kèm với những loại thực phẩm nào, thời điểm ăn bánh cuốn,…
Đối với các loại bánh cuốn có nhân thịt, trứng,… hoặc ăn kèm với những thực phẩm giàu calo khác sẽ làm cho món bánh cuốn sẽ chứa rất nhiều calo, cụ thể có món bánh cuốn có thể chứa lên đến 500-600 calo là bình thường.
Tiêu thụ món bánh cuốn với lượng calo này thì cũng rất dễ làm dư thừa năng lượng, tích trữ mỡ dẫn đến tăng cân, vì chưa tính đến lượng calo khác từ các bữa ăn trong ngày.
Ví dụ một người bình thường cần trung bình 2000 calo một ngày, một bữa ăn sẽ cần trung bình từ 600-700 calo. Một khẩu phần bánh cuốn để ăn no sẽ có thể dao động từ 600-700 calo, vượt ngưỡng calo được khuyến nghị. Do đó, về cơ bản có thể thấy được việc ăn bánh cuốn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây béo.
6. Ăn bánh cuốn hàng ngày được không?
Ngoài thắc mắc bánh cuốn bao nhiêu calo thì vấn đề ăn bánh cuốn hàng ngày được không cũng nhận được nhiều quan tâm.
Có thể thấy lượng calo trong bánh cuốn có thể cao và thấp, tùy vào loại bánh cuốn mà bạn ăn, nhưng chất dinh dưỡng trong món ăn này không đa dạng và ăn nhiều dễ gây béo. Chính vì vậy, ăn bánh cuốn hàng ngày chỉ thích hợp nếu bạn không có mục tiêu hay nhu cầu giảm cân.
Ngoài ra, việc ăn bánh cuốn hàng ngày rất dễ gây ngán và nhàm chán. Do đó bạn chỉ nên ăn bánh cuốn vài lần trong tuần và cần kết hợp thêm nhiều thực phẩm lành mạnh khác để có một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng hơn.
7. Cách ăn bánh cuốn mà không tăng cân là gì?
Cách đầu tiên đơn giản nhất để ăn bánh cuốn mà không lo tăng cân là bạn cần biết bánh cuốn bao nhiêu calo và tính được lượng calo mà mình cần từ các bữa ăn hàng ngày để phân chia được lượng calo từ các bữa ăn một cách phù hợp.
Bên cạnh đó, để ăn bánh cuốn mà không tăng cân, bạn chỉ nên ăn bánh cuốn từ 1-2 lần trong tuần, và chỉ nên chọn các loại bánh cuốn không chứa nhiều nhân thịt, chả, trứng,… để chúng có ít calo.
Đồng thời bạn nên ăn bánh cuốn kèm với nhiều loại rau xanh để giảm bớt lượng calo nạp vào cơ thể và có bổ sung thêm nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
8. Nên ăn bánh cuốn vào thời điểm nào trong ngày là hợp lý?
Bánh cuốn vẫn có thể được sử dụng vào các thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng lý tưởng nhất bạn nên ăn bánh cuốn vào buổi sáng. Vì buổi sáng là thời điểm cơ thể cần nạp thêm nhiều năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
Ngoài ra, do có nhiều thời gian để đốt cháy calo hơn nên khi ăn bánh cuốn vào buổi sáng sẽ không lo ngại việc calo bị dư thừa.
Không nên ăn bánh cuốn vào buổi tối vì bánh cuốn chứa nhiều tinh bột dễ làm bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời vì buổi tối cơ thể ít vận động, lượng calo nạp vào từ bánh cuốn rất khó để bị đốt cháy hết, do đó dễ tích tụ thành mỡ thừa, gây tăng cân.
9. Những lưu ý khi ăn bánh cuốn
Khi ăn bánh cuốn bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để ăn bánh cuốn đúng cách và không lo bị tăng cân.
-
Nên ăn bánh cuốn vừa đủ, từ 1-2 lần/tuần đối với người muốn giảm cân, và 2-3 lần/tuần đối với người bình thường. Việc ăn bánh cuốn thường xuyên sẽ dễ tăng nguy cơ gây béo.
-
Không ăn bánh cuốn vào đêm muộn để giảm thiểu nguy cơ hại dạ dày và nguy cơ tăng cân.
-
Nên ăn bánh cuốn chay không nhân hoặc nhân nhiều mộc nhĩ và không chứa thịt để hạn chế được lượng calo có trong bánh cuốn.
-
Bánh cuốn thường được thêm một lớp dầu để bánh có độ bóng và không bị dính, để hạn chế dầu mỡ từ bánh cuốn, bạn có thể yêu cầu người bán không phết lớp dầu lên bánh.
-
Ăn bữa sáng với bánh cuốn nên cách bữa trưa từ 4-5 tiếng để không làm ảnh hưởng đến bữa ăn trưa.
-
Thay vì sử dụng bánh cuốn làm từ gạo tẻ, người có mong muốn giảm cân có thể ăn bánh cuốn được làm từ gạo lứt, chúng chứa ít calo và có nhiều dinh dưỡng hơn bánh cuốn thông thường.
-
Để ăn bánh cuốn không ngại tăng cân, bạn cần kết hợp với tập thể dục thường xuyên, vì việc vận động sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, hạn chế tích trữ mỡ thừa.
Trên đây FITI đã giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến bánh cuốn bao nhiêu calo và ăn bánh cuốn có béo không. Nhìn chung, người đang muốn giảm cân hay thực hiện chế độ ăn kiêng nên hạn chế ăn bánh cuốn thường xuyên.
Muốn ăn bánh cuốn không béo thì bạn nên chọn loại bánh cuốn chứa ít calo, kết hợp thêm đa dạng nhiều thực phẩm lành mạnh và vận động thể chất thường xuyên để có được một vóc dáng đẹp và một sức khỏe tốt.