Mì ăn liền được xem là một loại thực phẩm tiện lợi phổ biến trên toàn thế giới. Với một số người, mì gói rất ngon, nhưng một số người khác lại không thích mì gói vì cho rằng nó dễ gây béo.
Vậy 1 gói mì bao nhiêu calo và ăn mì tôm sống có béo không? Làm thế nào để ăn mì tôm mà không hại sức khỏe? Hãy cùng FITI tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Mục lục
1. Mì tôm bao nhiêu calo? 1 gói mì bao nhiêu calo?
Để biết liệu ăn mì tôm sống có béo không, chúng ta cần biết 1 gói mì bao nhiêu calo và hàm lượng chất dinh dưỡng mà một thương hiệu mì nhất định có chứa.
Mì ăn liền hay còn được gọi là mì gói, mì tôm hay mì sống, là loại bột mì đã được chế biến sẵn, thường được bán dưới dạng gói hoặc ly (cốc) hoặc tô. Trung bình 1 gói mì tôm bao nhiêu calo? Trung bình một gói mì tôm (75g) có chứa khoảng 350 calo.
Có thể xem xét đến lượng calo trung bình cần trong một bữa ăn đối với nam là 400-600 calo, đối với nữ là 300-500 calo. Do đó có thể thấy lượng calo trong 1 gói mì ăn liền gần bằng với lượng calo của một bữa ăn. Mì tôm có tương đối nhiều calo nhưng lại không chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu.
2. Thành phần dinh dưỡng trong mì tôm như thế nào?
Bột mì, tinh bột, nước và muối thường các thành phần chính của mì ăn liền. Dầu cọ cũng là một thành phần phổ biến trong mì ăn liền vì ban đầu nó được sản xuất bằng cách chiên nhanh. Tuy nhiên, ngày nay mì sấy khô cũng có sẵn, đi kèm với các gói hương liệu có chứa hạt nêm, muối và bột ngọt.
Hàm lượng dinh dưỡng của mì ăn liền thay đổi đôi chút tùy thuộc vào loại hoặc hương vị của mì ăn liền. Với thành phần chính là bột mì, mì ăn liền có vai trò cung cấp năng lượng (trung bình 350 calo cho 1 gói mì ăn liền có trọng lượng 75g), bên cạnh đó là 3 nhóm chất dinh dưỡng khác là protein (chất đạm), lipid (chất béo) và carbohydrate.
Để bạn dễ hiểu, đây là hàm lượng dinh dưỡng cho 1 khẩu phần (75g) mì ăn liền:
- Lượng calo: 350
- Carbohydrate: 51,4g
- Tổng chất béo: 13g
- Protein: 6,9g
3. Lượng calo trong các loại mì tôm phổ biến hiện nay
Vậy là bạn đã biết được trung bình 1 gói mì bao nhiêu calo. Phần lớn các loại mì ăn liền được các nhà sản xuất thiết kế tỉ mỉ để mang đến hương vị khó cưỡng và cảm giác đầu lưỡi rất dễ chịu. Chúng cũng rất tiện lợi trong các tình huống khác nhau để xua tan đi cơn đói.
Khi nhắc đến mì ăn liền, không thể không nhắc đến những cái tên như: Hảo Hảo, Gấu Đỏ, 3 Miền, Omachi,… Do cách sản xuất và các thành phần nguyên liệu mà mỗi thương hiệu sẽ có calo trong mì gói không giống nhau.
Bạn có thắc mắc mì tôm hảo hảo bao nhiêu calo, mì miliket bao nhiêu calo, 1 gói mì kokomi bao nhiêu calo, hay 1 gói mì omachi bao nhiêu calo hay không?
Dưới đây là thông tin tham khảo về lượng calo trong mì gói của một số thương hiệu phổ biến hiện nay.
Thương hiệu mì ăn liền |
Trọng lượng |
Hàm lượng calo trong 1 gói mì ăn liền |
Hảo Hảo |
75g |
350 |
3 Miền |
75g |
380 |
Gấu Đỏ |
75g |
284 |
Miliket |
65g |
320 |
Cung Đình |
80g |
273 |
Omachi |
80g |
345 |
Koreno |
100g |
365-590 |
Lượng calo trong mì gói của một số thương hiệu phổ biến hiện nay
4. Ăn mì tôm sống có béo không?
Chắc hẳn bạn đã biết được mì ăn liền bao nhiêu calo, lượng calo trong mì gói chiếm gần 1/5 lượng calo mà cơ thể cần trong ngày (giả sử một người cần 2000 calo một ngày). Đây là lượng calo không phải quá cao cho một bữa ăn nhưng mì ăn liền lại có tỷ lệ chất dinh dưỡng đa lượng kém.
Phần lớn calo của mì tôm đến từ carbohydrate và chất béo, ít chất xơ và protein, khiến chúng trở thành một lựa chọn tồi cho những ai đang muốn giảm cân. Bởi vì protein và chất xơ đã được chứng minh là thúc đẩy cảm giác no và giảm cảm giác đói, chất xơ đi chậm qua đường tiêu hóa, dẫn đến cảm giác no kéo dài lâu hơn.
Chính vì vậy, câu trả lời là ăn mì tôm sẽ dễ bị béo vì bữa ăn từ mì ăn liền không đủ no, thiếu đi nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại nạp nhiều chất béo không tốt cho cơ thể. Hơn nữa, dễ làm bạn phải nạp thêm nhiều calo từ các thực phẩm khác sau khi ăn mì.
5. 3 tác hại khi ăn nhiều mì tôm
Mì tôm nổi tiếng là món ăn giải tỏa cơn thèm ăn tức thì, nhưng bạn đã bao giờ tưởng tượng ra những tác dụng phụ của mì ăn liền và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe của bạn chưa? Dưới đây là 3 tác hại hàng đầu khi ăn nhiều mì tôm.
5.1. Thiếu chất dinh dưỡng
Mì ăn liền có rất ít chất xơ và protein, nhưng chúng nổi tiếng là có nhiều chất béo, carbohydrate và natri.
Mặc dù bạn sẽ có thể nhận được một số chất dinh dưỡng từ mì tôm, nhưng chúng lại thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể như vitamin A, vitamin C, vitamin B12 và hơn thế nữa. Ăn mì gói thường xuyên khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch và rất nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
5.2. Lão hóa nhanh hơn
Các chất chống oxy hóa được sử dụng trong gói mì để làm chậm đi quá trình oxy hóa, giúp cho mì bảo quản được trong thời gian dài và lâu biến mùi. Nhưng khi nạp quá nhiều chất chống oxy hóa này vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là hệ nội tiết và thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
5.3. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn mì ăn liền 2 lần hoặc nhiều hơn trong một tuần liên quan đến hội chứng tim mạch chuyển hóa, tăng khả năng phát triển bệnh tim và các bệnh khác như bệnh tiểu đường và đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở thành phần chất béo không tốt có trong mì ăn liền.
6. Những lưu ý về việc ăn mì tôm đối với sức khỏe
Mì ăn liền thực sự rất dễ gây nghiện, nhưng nếu tiêu thụ không đúng cách nó rất dễ gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý hàng đầu để giúp bạn tiêu thụ mì gói đúng cách, an toàn cho sức khỏe hơn:
- Không sử dụng mì tôm làm bữa ăn chính, mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 1 lần, nhưng càng hạn chế được thì càng tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng gói dầu ăn bên trong mì tôm, vì hầu hết chất béo không tốt cho sức khỏe có trong đó.
- Sử dụng gói muối trong mì một cách vừa phải để lượng muối trong cơ thể không bị tăng cao. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loại gia vị bên ngoài như bột ngọt, bột canh để nêm mì và hạn chế các chất phụ gia trong mì gói.
- Nên trụng mì qua nước sôi trước khi nấu để loại bỏ màng tạo màu, cách này giúp bạn có thể giảm được lượng dầu và muối dư trong mì.
- Tuyệt đối không ăn mì vào buổi tối và đêm khuya vì dễ gây dư thừa năng lượng gây béo.
- Hạn chế thêm nhiều thịt hay trứng vào mì, do bản thân mì ăn liền đã có chứa nhiều calo. Chỉ nên thêm một lượng thịt nhỏ và cho thêm một số loại rau vào mì để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trên đây là các thông tin để giải đáp cho thắc mắc 1 gói mì bao nhiêu calo và ăn mì tôm sống có béo không, cũng như những điều cần chú ý khi sử dụng mì ăn liền để tốt cho sức khỏe.
Mì ăn liền có thể tạo nên một bữa ăn tuyệt vời nếu bạn đang vội. Nhưng thực tế chúng không bao giờ nên là một loại thực phẩm cần có trong chế độ ăn uống của bạn vì cơ thể bạn có thể sẽ gặp phải nhiều nguy hiểm do ăn mì gói quá nhiều.
> Tham khảo bảng calo của một số loại bánh phổ biến hiện nay:
✅ 1 cái bánh chocopie bao nhiêu calo | ✅ Bánh nabati bao nhiêu calo |
✅ Bánh trung thu bao nhiêu calo | ✅ 1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo |
✅ Bánh bao bao nhiêu calo | ✅ 1 gói mì bao nhiêu calo |
Tôi luôn quan niệm rằng “Sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn là hai điều hạnh phúc nhất của cuộc đời. – Publilius Syrus“. Chính vì thế mà Trang luôn cố gắng nổ lực để tập luyện, ăn uống một cách Healthy để giữ cho mình một sức khỏe tốt, một thân hình đẹp và một tinh thần thoải mái.