Thời tiết thay đổi, môi trường sống xuất hiện các virus gây bệnh luôn là mối lo ngại của người lớn và trẻ nhỏ. Vì vậy, học cách tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện bởi chính lối sống hàng ngày. Cùng FITI tham khảo 10+ cách tăng cường hệ miễn dịch dưới đây để giúp bản thân và gia đình luôn khỏe mạnh bạn nhé!
Mục lục
Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào?
Các protein được cơ thể tạo ra để nhằm mục đích phá huỷ tế bào bất thường được gọi là kháng thể. Các kháng thể này sẽ giúp cơ thể chống lại những bệnh thông thường hay gặp trong thời điểm giao mùa như bệnh cảm cúm, cảm lạnh hay bảo vệ cơ thể trước các bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư hoặc những bệnh liên quan đến tim mạch.
Là một hệ thống phòng ngự trong cơ thể, mạng lưới các tế bào của hệ thống miễn dịch vô cùng phức tạp. Mạng lưới này gồm những tế bào, mô và cơ quan kết hợp với nhau để chống lại sự xâm nhập của virus vào cơ thể khiến cơ thể bị bệnh.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ tạo ra màng chắn bảo vệ cơ thể. Trong trường hợp cơ thể bị tấn công bởi những tác nhân có hại, các tế bào bạch cầu được tạo ra để tấn công các tác nhân này, thiết lập các cơ chế phá huỷ các tác nhân có hại trước khi nó bắt đầu sinh sôi mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho cơ thể.

Trong điều kiện bình thường, hệ miễn dịch sẽ hoàn toàn có thể giúp cơ thể ngăn chặn những bệnh từ đơn giản đến phức tạp, từ cảm lạnh thông thường đến ung thư. Hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể nhận biết những kháng nguyên gây bệnh khác nhau, từ đó thiết lập cơ chế để loại bỏ các kháng nguyên ra khỏi cơ thể hoàn toàn.
Các cách tăng cường hệ miễn dịch trong thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa chính là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, virus. Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch sẽ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công, dễ mắc những bệnh hô hấp như cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi và một số bệnh tiêu hóa. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ ở thời điểm này sẽ giúp cơ thể trẻ em có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh và giảm biến chứng.
Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho đề kháng
Có rất nhiều cách để giúp cải thiện hệ miễn dịch của trẻ, ba mẹ có thể kết hợp chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống và những cách tăng cường đề kháng sau đây:
Bổ sung các loại thực phẩm lợi khuẩn

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra các loại thực phẩm bổ sung giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng dạ dày. Các sản phẩm sữa lên men giúp giảm viêm đường hô hấp ở người lớn và trẻ nhỏ.
Bổ sung trái cây
Thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể chống lại mầm bệnh có hại.
Các chất chống oxy hóa trong thực phẩm này giúp giảm viêm bằng cách chống lại những hợp chất không ổn định được gọi là gốc tự do, có thể gây viêm lúc chúng tích tụ trong cơ thể ở nồng độ cao.

Trong khi đó, chất xơ có trong thực phẩm thực vật giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trong đường ruột hoặc vi khuẩn lành mạnh trong ruột. Quần thể vi sinh vật trong đường ruột khỏe mạnh có thể cải thiện khả năng hệ miễn dịch và giúp ngăn chặn mầm bệnh có hại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Hơn nữa, trái cây và rau quả rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin C làm giảm thời gian bị cảm lạnh thông thường.
Các loại rau củ, gia vị
Ngoài trái cây thì rau củ quả cũng được coi là ‘chìa khóa” giải quyết cho câu hỏi tăng cường hệ miễn dịch. Các loại rau củ, gia vị giàu dinh dưỡng cũng cần thường xuyên được bổ sung hàng ngày như:
- Súp lơ: Chứa chất chống oxy hóa là indole-3-carbinol (IC3) tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Đồng thời, trong súp lơ còn có những hợp chất chống viêm hiệu quả.
- Bắp cải: Chứa nhiều vitamin C giúp tự bảo vệ cơ thể trước những bệnh mãn tính thông thường. Chất xơ trong bắp cải cũng giúp tăng số lượng lợi khuẩn như bifidobacteria và lactobacilli ở đường ruột, bảo vệ cho hệ thống miễn dịch và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Bông cải xanh: Đây là loại rau bổ sung khá nhiều vitamin A, C, E, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa khác có lợi cho hệ miễn dịch. Đặc biệt chất sulforaphane trong súp lơ giúp giảm căng thẳng, bảo vệ cho niêm mạc đường hô hấp…
- Cải bó xôi: Chứa nhiều vitamin C và beta carotene giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng hiệu quả.
- Tỏi: Được coi là “thần dược” giúp giảm bệnh về đường hô hấp, cảm cúm… Trong tỏi có nhiều iod và tinh dầu giúp tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, D, khoáng chất i ốt, canxi, magie… vô cùng tốt cho hệ miễn dịch.
- Gừng: Là một loại gia vị có tính nóng, gừng được xem là một “liều thuốc” quý khi sản sinh ra nhiều vi khuẩn có lợi trong đường ruột như E. coli, Staphylococcus, Salmonella, Streptococcus giúp chống lại vi khuẩn gây viêm trong dạ dày.
Thịt và cá hồi
Các chất béo lành mạnh chẳng hạn như dầu ô liu và cá hồi, có thể giúp cơ thể giảm viêm khi phản ứng miễn dịch với mầm bệnh.

Bên cạnh đó, như thịt bò, thịt gà, thịt lợn… chứa hàm lượng protein rất quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần. Đồng thời, những loại thịt cung cấp axit béo omega 3 sẽ có tác dụng bảo vệ tim mạch và phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Cơ thể chúng ta có đến 60% là nước, do đó tác dụng của nước trong tăng cường miễn dịch là rất lớn. Và sức khỏe của hệ miễn dịch được quyết định nhờ vào yếu tố này.
Nước chiếm vai trò lớn trong hệ tuần hoàn, có nhiệm vụ mang tế bào miễn dịch, chống nhiễm trùng tới bộ phận trên cơ thể. Khi mất nước sẽ làm chậm di chuyển của bạch huyết và dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Ngay cả khi cơ thể trong trạng thái không hoạt động vẫn liên tục mất nước qua hơi thở, nước tiểu, nhu động ruột. Do đó, cần uống nước thường xuyên nhằm hạn chế cơ thể bị mất nước.
Theo khuyến nghị của Viện Y tế mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch.
Vận động và tập thể dục thường xuyên mỗi ngày
Khi cơ thể vận động và tập thể dục giúp tăng nhiệt độ cơ thể và có thể ngăn được sự phát triển của vi khuẩn. Qua đó, giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng và hạn chế bệnh cảm cúm thông thường.
Bên cạnh đó, rèn luyện thể dục sẽ sản sinh kháng thể và bạch cầu, tăng khả năng miễn dịch để chống lại bệnh tật, khí huyết lưu thông và tăng cường sức khỏe.

Mỗi ngày bạn nên tập thể dục 15 phút để cơ thể luôn khỏe mạnh và dẻo dai. Một số bài tập tăng cường sức đề kháng hiệu quả bạn có thể tham khảo như nhảy dây, chạy/đi bộ, yoga, chạy bậc cầu thang…
Tiếp xúc ánh nắng mặt trời buổi sáng
Ánh nắng mặt trời có tác động đến quá trình sản sinh vitamin D của da. Vào mùa hè, bạn hãy phơi nắng 10–15 phút. Ở một vài nơi, lượng ánh nắng không đủ cung cấp vitamin D cho cơ thể và đôi khi cũng thiếu nguồn cung cấp vitamin D. Điều này khiến cho cơ thể thiếu vitamin D cần thiết và làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Đeo khẩu trang là việc làm cần thiết khi ra ngoài để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.
- Góp phần đảm bảo sức khỏe cho hệ hô hấp, hạn chế khói bụi, ô nhiễm ở môi trường bên ngoài.
- Ngoài môi trường có rất nhiều vi khuẩn trong không khí. Đeo khẩu trang sẽ giúp cơ thể tránh được vi khuẩn gây bệnh thâm nhập vào đường hô hấp.
Từ đó, bảo vệ cơ thể và hệ miễn dịch trước tác nhân, vi khuẩn gây bệnh trong cộng đồng.
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Giấc ngủ và tình trạng miễn dịch của cơ thể cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trên thực tế, giấc ngủ không đủ hay kém chất lượng có thể khiến cho cơ thể dễ mắc bệnh cao hơn.
Nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, ngủ đầy đủ còn cho phép hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn.
Thư giãn và tránh căng thẳng
Giảm căng thẳng và lo lắng chính là chìa khóa quan trọng cho sức khỏe miễn dịch. Căng thẳng kéo dài thúc đẩy quá trình viêm, cũng như mất cân bằng các chức năng tế bào miễn dịch.

Các hoạt động có thể giúp kiểm soát căng thẳng bao gồm thiền, tập thể dục, viết nhật ký hay yoga. Ngoài ra, nếu khó kiểm soát căng thẳng thì bạn nên gặp trực tiếp nhà tư vấn tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ.
Tránh xa khói thuốc lá và bia rượu
Thói quen hút thuốc tác động trực tiếp tới hệ miễn dịch, làm suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ viêm phế quản, viêm phổi với người hút và người hít khói thuốc. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng gây viêm tai giữa đối với trẻ.
Uống quá nhiều bia rượu sẽ khiến suy yếu hệ miễn dịch và gia tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi. Do đó, để bảo vệ sức khỏe tốt nhất chúng ta nên hạn chế uống chất có cồn để giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Tạo thói quen rửa tay thường xuyên

Rửa tay thường xuyên là thói quen tốt để tránh những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và góp phần nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.
- Cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi từ ngoài về nhà và sau khi đi vệ sinh. Giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh bám trên tay có thể thâm nhập vào cơ thể.
- Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và ít nhất 20 phút để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn bám trên tay.
- Khi ra ngoài bạn nên hạn chế chạm vào các đồ vật công cộng, sờ tay lên mặt vì có thể bên ngoài cộng đồng chứa rất nhiều vi khuẩn, virus trú ngụ nguy hiểm.
Sử dụng Lyve Skin Health Gummies
Lyve Skin Health Gummies là sản phẩm bảo vệ sức khỏe dạng kẹo dẻo thơm ngon. Lyve Skin Health Gummies kích thích sản sinh collagen, cải thiện làn da và tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ cần sử dụng 2 viên kẹo dẻo Lyve Skin Health Gummies mỗi ngày bạn sẽ thấy công dụng tuyệt vời. Sản phẩm có vị cam thơm ngon dễ uống, không chứa gelatin và thành phần biến đổi gen. Vò vậy hòan toàn và phù hợp để sử dụng hàng ngày.

Các công dụng của Lyve Skin Health Gummies có thể kể đến như:
- Kích thích sản sinh collagen để tăng độ đàn hồi cho da.
- Nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Cung cấp chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Giải đáp thắc mắc khi muốn tăng cường miễn dịch
Cùng FITI giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề tăng cường hệ miễn dịch cho người lớn và trẻ nhỏ là gì nhé!
Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em như thế nào?
Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, tăng thời gian ngủ, cho bé uống nhiều sữa và tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc… Ngoài ra, cần lưu ý:
- Bổ sung dưỡng chất: Bổ sung những loại sữa tốt cho trẻ, đặc biệt là những sản phẩm chứa sữa non, chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ: Là một trong việc làm quan trọng để giúp trẻ được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm thường gặp như: viêm gan B, ho gà, uốn ván, sởi, sởi…. Các mũi tiêm phòng như một “lá chắn thép” để trẻ tránh được các vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể.
- Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn: Việc vận động sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh.
- Uống đủ nước và ngủ đủ: Để tạo cho trẻ có lực và tiền đề tốt để phát triển. Bởi nước và giấc ngủ sẽ giúp phát triển toàn diện, tăng cao sức đề kháng hiệu quả.
- Hạn chế thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng “lờn thuốc”, tức tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và tạo thêm gánh nặng cho hệ miễn dịch.
Có nên uống thuốc để tăng cường hệ miễn dịch?
Thuốc tăng cường miễn dịch sẽ có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể bằng cách gia tăng chức năng hoạt động chung, giúp cho cơ thể có sức đề kháng tốt, tăng sự đáp ứng miễn dịch làm tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể chống lại các tác nhân ảnh hưởng.

Tuy nhiên, việc dùng những loại thuốc tăng cường miễn dịch phải có chỉ định, tư vấn và hướng dẫn bác sĩ điều trị; không được tự ý sử dụng dù đó là những loại vitamin hay khoáng chất.
Những loại thực phẩm nên tránh để tăng cường hệ miễn dịch?
Ngoài việc chú ý bổ sung những loại thực phẩm cần thiết thì những đối tượng sức khỏe yếu cũng cần hạn chế bia rượu, các chất kích thích, chất gây nghiện,…
Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản. Nếu bạn lạm dụng sẽ làm gia tăng các nguy cơ mắc phải các bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe, nhiều khả năng bị stress, căng thẳng.
Bạn hãy áp dụng 10 cách tăng cường hệ miễn dịch cho người lớn và trẻ em trên để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình khỏi những mầm bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng và dễ mắc bệnh này nhé.
- Ăn gì để trắng da? 30+ Thực phẩm giúp da trắng sáng hồng đào
- Ăn gì để giảm stress? 25 thực phẩm giảm căng thẳng chống suy nhược
- Top 18 Thực phẩm bổ sung collagen cho da trẻ đẹp, đàn hồi tốt
Tôi là Mạnh Di, cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM với nhiều năm tập luyện và hoạt động trong lĩnh vực Gym, Fitness,.. Hiện tại, tôi đang là Personal Trainer và chia sẻ thông tin về Gym, Fitness đến cộng đồng. Sứ mệnh của tôi là giúp đỡ mọi người có sức khỏe tốt và sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn thông qua tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, tôi không ngừng tìm hiểu nâng cao kiến thức bản thân về thể hình, Gym và dinh dưỡng dành cho người tập thể hình. Cuối cùng, tôi được cộng đồng tín nhiệm và tin tưởng trong việc tư vấn về Lịch tập gym, các bài tập chuyên sâu cũng như chế độ dinh dưỡng để mang lại giá trị sức khỏe cho mọi người, tôi đã có nhiều bài viết chuyên sâu về chủ đề Gym, Fitness tại Fiti.vn để giúp mọi người có kiến thức về Gym, Fitness và Lifestyle.