Bạn hiểu thế nào là giấc ngủ khoa học?

Rate this post

Chúng ta vẫn thường được khuyên rằng “nên ăn đủ bữa, nên ngủ đủ giấc” để tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có bao giờ bạn gặp trường hợp dù đã ngủ đủ 8 tiếng nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi. Lúc nào cũng có cảm giác rệu rã, buồn ngủ, tinh thần không tỉnh táo? Vậy, bạn có biết chuyện gì đã xảy ra với giấc ngủ tưởng “khoa học” của mình không? Cùng FITI giải mã bí mật, nắm bắt về giấc ngủ khoa học để thức giấc với tinh thần sảng khoái, thoải mái nhất. Bạn hiểu thế nào là giấc ngủ khoa học?

Bạn hiểu thế nào là giấc ngủ khoa học?

Tổng quan về chu kỳ ngủ khoa học

Để có một giấc ngủ khoa học nó trải qua nhiều chu kỳ khác nhau. Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút và trải qua 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn ru ngủ
  • Giai đoạn ngủ nông
  • Giai đoạn ngủ sâu
  • Giai đoạn ngủ rất sâu
  • Giai đoạn ngủ mơ

Thông thường sẽ mất trung bình khoảng 14 phút để bắt đầu rơi vào giai đoạn 1 và chuyển dần đến giai đoạn 5. Điều này có nghĩa là khi bạn thức dậy ở một giai đoạn nào đó của chu kỳ. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu. Ví dụ như bạn đi ngủ quá sớm thì khả năng sẽ phải thức dậy ở giai đoạn 4. 

Giấc ngủ có khoa học và lý tưởng sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn mỗi khi thức dậy. Nếu biết cách tính thời gian một cách khoa học. Sắp xếp thói quen sinh hoạt đi ngủ và thức dậy đúng giờ thì tinh thần bạn sẽ sảng khoái hơn. 

Xem thêm: Giảm cân hiệu quả với chế độ ăn kiêng khoai lang

Cách tính thời gian giấc ngủ khoa học

Chu trình của một giấc ngủ có khoa học chính thức được tính kể từ khi bắt đầu ngủ. Một số người đang lầm tưởng thời gian được tính từ lúc lên giường là hoàn toàn sai. Để tính được thời gian đi ngủ chính xác, bạn có thể tự làm một nghiên cứu nhỏ với bản thân. Để ước tính thời gian lên giường đến lúc ngủ là bao lâu. Thông thường, người ta chỉ cần khoảng 14 phút để bắt đầu giấc ngủ. Tuy nhiên cũng có người bắt đầu giấc ngủ sớm hơn hoặc muộn hơn. 

Công thức tính như sau:

Thời gian thức giấc = Thời gian bắt đầu ngủ + 90 x n +14’

Trong đó:  

“n” nên lấy giá trị từ 3 đến 6 là hợp lý nhất để bạn có giấc ngủ ngon.

14 là thời gian tính từ lúc bạn bắt đầu lên giường cho đến khi bước vào chu kỳ ngủ. Nếu bạn khó ngủ hơn hoặc ngủ sớm hơn có thể thay số 14 bằng một con số phù hợp với bạn. 

Giấc ngủ khoa học không nhất thiết phải là ngủ đủ 8 tiếng

Giấc ngủ khoa học không nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng. Nhiều người vẫn thường quan niệm mỗi ngày cần ngủ đủ 8 tiếng mới đúng khoa học. Điều này không hoàn toàn là đúng.Ngủ khoa học không nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng

Ngủ khoa học không nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng

Một giấc ngủ lý tưởng là ngủ đủ thời gian và thức dậy vào thời gian xoay chuyển giữa 2 chu kỳ. Do vậy ta có thể thức dậy ở cuối giai đoạn 5 hoặc đầu giai đoạn 1 để có tinh thần thoải mái. 

Như vậy, có nghĩa nếu bạn muốn có thời gian ngủ khoa học bạn nên ngủ 9 tiếng 14p, 7 tiếng 44p, 6 tiếng 14p hoặc 4 tiếng 44p. Thông thường, thời gian ngủ hợp lý là 7 tiếng 44p và 6 tiếng 14p.

Nguyên tắc và lưu ý về giấc ngủ khoa học

Để hiểu một giấc ngủ có khoa học bạn cần phải biết sự vận hành của một giấc ngủ. Nhiều người cho rằng ngủ mấy giờ không quan trọng, quan trọng là ngủ đủ 8 tiếng. Suy nghĩ này không hẳn là sai nhưng giấc ngủ có những nguyên tắc riêng của nó. Nắm bắt được nguyên tắc đó cho phép bạn ngủ ít hơn nhưng vẫn cảm thấy thoải mái. 

Do vậy, nếu bạn muốn được cảm giác tỉnh táo sau khi thức dậy vào sáng hôm sau. Thời gian ngủ của bạn cần rơi vào khoảng 9 tiếng 14p, 7 tiếng 44p, 6 tiếng 14p hoặc 4 tiếng 44p. Bình thường người ta thường ngủ khoảng 7 tiếng 44p, 6 tiếng 14p.  

Theo đó, nếu bạn muốn thức dậy vào 6h sáng hôm sau thì thời gian đi ngủ của bạn là 22h16’ hoặc 23h46’. Nếu muốn thức dậy vào 7h sáng hôm sau thì bạn cần đi ngủ lúc 21h46’, 23h16’, 0’46’ hoặc 2h16’

Áp dụng nguyên tắc này, chắc chắn bạn sẽ có giấc ngủ khoa học. Giúp bạn xua tan những mệt mỏi dù bạn có thức khuya thế nào đi chăng nữa. Con người bạn vẫn tràn đầy năng lượng. 

 

Tư thế ngủ khoa học

Con người ta có rất nhiều tư thế ngủ khác nhau. Có thể quy thành 4 tư thế: nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng sang trái và nằm nghiêng sang phải. Tuy nhiên không phải tư thế nào cũng đúng với khoa học. 

Nằm ngửa: Nằm ngửa là tư thế ngủ thoải mái nhất. Tuy nhiên khi nằm ngửa các bộ phận cột sống sẽ căng ra gây khó chịu. Nếu đặt tay lên ngực sẽ tạo một lực đè lên tim. Như vậy sẽ gây hiện tượng mơ ngủ sẽ làm bạn bị tỉnh giấc, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Nằm ngửa không phải là tư thế ngủ đúng khoa học

Nằm ngửa không phải là tư thế ngủ đúng khoa học

Nằm sấp: Nằm sấp sẽ khiến trọng lực cơ thể ép lên phần ngực. Điều này khiến tim bị ép và các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị ảnh hưởng. Do đó ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ. Do vậy, tư thế ngủ này cũng không tốt.

Nằm nghiêng sang trái: Tim và dạ dày của cơ thể chúng ta đều nằm bên trái. Do đó nằm nghiêng sang trái sẽ ảnh hưởng đến chức năng của chúng. Vì thế, tư thế nằm ngủ này cũng không được tốt lắm. 

Nằm nghiêng sang phải: Khi nằm nghiêng sang phải, cơ thể co lại, cơ bắp và toàn thân được thả lỏng. Các cơ quan bên trong cơ thể không bị chèn ép. Vì thế tư thế này sẽ đem đến cho bạn một giấc ngủ ngon.

Tóm lại, tư thế nằm nghiêng sang phải là tư thế ngủ khoa học và lý tưởng nhất. 

Xem thêm: 13 ngày áp dụng chế độ ăn kiêng phi hành gia rất khoa học

Thể trạng và tinh thần khi đi ngủ

Một giấc ngủ ngon là điều ai cũng mong muốn có được. Để làm được điều đó, bạn cần phải chú ý đến những vấn đề sau:

  • Thiết lập một giờ giấc ngủ có khoa học
  • Phòng ngủ nên mát mẻ thoải mái để tinh thần bạn được tốt hơn. 
  • Nên tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp bạn có giấc ngủ ngon.
  • Giữ cho tinh thần, đầu óc luôn được thoải mái. Tránh suy nghĩ nhiều sẽ làm đầu óc căng thẳng sẽ gây mất ngủ
  • Thiền hoặc nghe nhạc trước khi ngủ để tâm trạng được thoải mái, dễ chìm vào giấc ngủ. 
  • Mỗi ngày nên dành thời gian 20-30 phút để tập yoga hoặc một vài động tác thể dục. 

Một số sai lầm cần tránh để có một giấc ngủ ngon

  • Ăn quá no trước khi ngủ: Ăn quá no trước khi ngủ, cơ thể bạn cần phải tỉnh táo để hoàn thành công việc tiêu hóa. Do đó sẽ khiến bạn khó chìm vào giấc ngủKhông nên sử dụng điện thoại và ăn uống quá no trước khi đi ngủ

Không nên sử dụng điện thoại và ăn uống quá no trước khi đi ngủ

  • Nhịn đói trước khi đi ngủ: Nhịn đói sẽ khiến lượng đường trong máu thấp. Bụng sẽ bị cồn cào khiến bạn tỉnh táo không ngủ được. Hãy ăn một chút gì đó nhẹ nhẹ trước khi ngủ để bạn dễ ngủ hơn. 
  • Tập thể dục với cường độ cao trước khi ngủ: Bạn không nên tập thể dục với cường độ cao, nên tập những bài tập nhẹ nhàng. Hoàn thành chúng 1 tiếng trước khi đi ngủ. 
  • Uống nhiều bia rượu, chất kích thích: Uống nhiều bia rượu, chất kích thích sẽ khiến bạn khó ngủ. 
  • Sử dụng máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ: Lướt điện thoại, máy tính sẽ kích thích não bộ hoạt động và tỉnh táo hơn. Nó thu hút sự chú ý của não bộ và sẽ khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ. 

FITI vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin cần thiết về giấc ngủ khoa học. Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể tự sắp xếp giấc ngủ của mình một cách có khoa học nhất. Đem đến cho bạn một tinh thần sảng khoái, thoải mái khi thức giấc. Đừng quên truy cập vào website FITI để biết thêm được nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe. 

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *