Lá phổi là tượng trưng cho sự sống cũng như là bộ phận vô cùng quan trọng. Vậy ăn gì tốt cho phổi để bảo vệ phổi và hệ hô hấp được khỏe mạnh hơn hãy cùng FITI khám phá ngay trong bài viết này nhé.
Mục lục
Vai trò của lá phổi với cơ thể
Phổi là cơ quan vô cùng quan trọng nằm bên trong lồng ngực, nó có chức năng chính là trao đổi khí của bên trong cơ thể và môi trường bên ngoài. Theo ước tính, cứ 1 người trung bình sẽ hít thở khoảng 20.000 lần/ ngày, điều này cũng đồng nghĩa với việc phổi chúng ta phải làm việc cả ngày lẫn đêm để có thể hít vào thở ra, đảm bảo chu trình hoạt động của một cơ thể sống.
Mặc dù là một cơ quan rất quan trọng đối với cơ thể của con người, chịu được trách nhiệm về hô hấp và giúp các tế bào có thể duy trì hoạt động sống, nhưng phổi cũng cần phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân từ môi trường ở bên ngoài nên thường rất dễ bị tình trạng nhiễm vi khuẩn, virus,… Khi phổi xuất hiện các vấn đề, các triệu chứng ở người bệnh thường sẽ xuất hiện tùy thuộc vào mức độ như: Ho khan, ho gió, ho có đờm, tức ngực, và cả khó thở,….

Chế độ ăn uống tốt cho phổi?
Trước khi tìm hiểu để ăn gì bổ phổi, chúng ta cần biết được chế độ ăn uống liên quan đến là phổi như thế nào. Hầu hết mọi người chúng ta đều ngạc nhiên khi biết rằng thực phẩm mà chúng ta thường ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hệ hô hấp.
Cơ thể chúng ta sử dụng các loại thức ăn làm nhiên liệu cho tất cả các loại hoạt động, trong đó thường bao gồm cả hoạt động hô hấp. Quá trình có thể biến đổi các thức ăn thành nhiên liệu được gọi là quá trình trao đổi chất. Để có thể làm được điều này, oxy cùng với thức ăn là nguyên liệu đầu vào, còn carbon dioxide sẽ là chất thải. Phổi là bộ phận giữ nhiệm vụ lấy oxy từ không khí và thải trừ các carbon dioxide từ bên trong cơ thể ra ngoài nên phổi khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, mặc dù phổi chúng ta có thể tự làm sạch, tạo ra các loại lớp chất nhầy để bảo vệ đường thở, nhưng chúng cũng có thể dễ dàng bị viêm hoặc kích ứng bởi một số tác động từ môi trường, và chế độ ăn uống… Một số tác nhân này thường có thể gây tổn thương và khiến cho phổi sản xuất chất nhầy quá mức, dẫn đến tình trạng bị khó thở.
Sự trao đổi chất của carbohydrat sẽ tạo ra nhiều carbon hydrate nhất có thể, chuyển hóa chất béo được tạo ra ít nhất. Vì vậy mà với một số người đang bị các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nên ăn ít carbohydrat hơn và ăn nhiều chất béo hơn sẽ giúp cho việc hít thở được dễ dàng.

Ăn gì tốt cho phổ và bổ phổi nhất?
Sau đây sẽ là top các loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi ăn gì tốt cho phổi mà bạn có thể tham khảo.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C thường đóng một vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa lượng vitamin C như trái kiwi, ớt chuông xanh và ớt chuông đỏ, cam, chanh, bưởi, nước ép các loại rau củ, cà chua, dứa, xoài, dưa hấu…. sẽ giúp cho phổi của bạn có thể vận chuyển oxy đến toàn bộ cơ thể một cách hiệu quả hơn hết.
Nhóm thực phẩm giàu carotene
Carotene thường là một chất oxy hóa có thể giúp chúng ta ngăn ngừa những tác động gây ung thư phổi. Carotene là chất đặc biệt có trong nhiều trong các loại rau quả thường có màu cam hoặc đỏ. Cà rốt sẽ chính là sự lựa chọn tuyệt vời có thể giúp chúng ta bảo vệ lá phổi của bạn.
Thực phẩm chứa nhiều các axit béo omega-3
Axit béo Omega-3 là chất rất có lợi đối với sức khỏe. Các loại thực phẩm giàu axit béo Omega-3 phổ biến có thể kể đến như: Cá béo (cá hồi, cá thu, và cá ngừ,…), các loại hạt (hạt óc chó, hạt hạnh nhân,..)…. chúng ta đều có thể thêm nó vào nhóm thực đơn ăn uống hàng ngày để có thể giúp bảo vệ lá phổi luôn được khỏe mạnh.

Thực phẩm có chứa folate (vitamin B9)
Những loại thực phẩm chứa folate thường rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư phổi. Những loại thực phẩm tốt cho lá phổi, giàu folate có thể dùng bổ sung hàng ngày chính là rau chân vịt, măng tây, củ cải trắng và đậu lăng….
Gừng
Đây là oại gia vị và cũng là vị thuốc tự nhiên có tác dụng giảm viêm, giúp đào thải độc tố và thúc đẩy cơ thể chúng ta loại bỏ chất ô nhiễm từ phổi ra ngoài. Gừng cũng sẽ giúp giảm tắc nghẽn phổi để cho quá trình hô hấp được lưu thông một cách tốt nhất.
Súp lơ
Các loại hoạt chất folate, phytochemical, carotenoids và giàu vitamin C có trong súp lơ sẽ giúp đẩy lùi các yếu tố sẽ gây hại cho dạ dày. Ngoài ra, súp lơ còn có thể chứa hợp chất có tên L-sulforaphane giúp cho tế bào phổi chuyển dần sang gen chống viêm nhiễm để có thể ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp có thể xảy ra.

Tỏi
Trong tỏi thường có chứa hoạt chất flavonoid giúp cơ thể loại bỏ chất gây ung thư và độc tố ra khỏi lá phổi. Theo nghiên cứu gần đây đã cho thấy, người ăn 6 tép tỏi/ tuần sẽ có lá phổi hoạt động tốt hơn và ít có nguy cơ mắc ung thư phổi.
Cà phê
Các nghiên cứu cho thấy cafein có tác dụng tương tự như là một loại thuốc có tác dụng giãn phế quản, có thể tạm dừng là làm giảm và cải thiện chức năng trong vòng từ hai đến bốn giờ sau khi ăn. Khi có những loại nguy cơ sức khỏe ở phổi hậu COVID-19, sử dụng cà phê với đúng liều lượng giúp cải thiện, làm cho người bệnh trở nên dễ thở hơn.
Không những vậy, cà phê thường chứa các chất chống oxy hóa và các chất khác có thể làm giảm viêm và có thể bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh như bệnh đái tháo đường hay tim mạch…

>> Tham khảo: Cà phê sữa bao nhiêu calo, uống giảm cân được không?
Trà xanh
Trà xanh sẽ có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ các loại độc tố ra khỏi phổi, bảo vệ phổi trước các loại yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, bụi bẩn, các hóa chất độc hại… Ngoài ra, lá trà xanh còn thường có tác dụng phòng chống lại các bệnh như ung thư phổi, làm giảm cholesterol trong máu, phòng bệnh viêm khớp, tim mạch, truyền nhiễm… Ngoài ra, uống trà xanh còn giúp giảm 74-80% các gốc tự do phá hủy phổi và các tế bào khác sống lâu hơn, trường thọ và khỏe mạnh.
Đặc biệt, chất quercetin có trong trà xanh được ví như chất kháng histamin tự nhiên có khả năng làm chậm quá trình dị ứng trong cơ thể.

Trái cây và các loại rau củ màu cam
Carotene thường là một chất kích thích mạnh mẽ tế bào miễn dịch, nó có thể giúp ngăn ngừa những tác động gây nên ung thư phổi và chống nhiễm khuẩn. Và đặc biệt chúng thường có trong ccas loại rau củ quả có màu cam.
Các loại thực phẩm này không chỉ chứa nhiều vitamin C, các loại quả như là bí ngô, cam, cà rốt, đu đủ… còn có khả năng có thể giảm viêm và chống nhiễm trùng đường hô hấp rất tốt.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến như gạo lứt, lúa mì, óc chó thường có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có khả năng chống lại oxy hóa cho cơ thể. Tuy nhiên chúng ta không nên ăn các loại bánh nướng, bánh mì trắng vì chúng có thể làm tăng lượng carbon dioxide và gây nên áp lực cho phổi.
Các loại hạt
Các loại hạt thường thấy như hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân, quả óc chó thường cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các khoáng chất và magie. Đây là những chất thiết yếu có tác dụng tốt trong việc làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, từ đó làm giãn phế quản tốt hơn, giúp cho không khí dễ dàng đi qua đường thở tới các phế nang làm nhiệm vụ trao đổi khí tốt hơn cho hệ hô hấp.
Kết hợp cùng với các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, diêm mạch và lúa mì nguyên chất trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi mạn tính và cải thiện sức khỏe hô hấp tốt hơn.
Nghệ
Hoạt chất curcumin thường có trong nghệ có khả năng giúp ngăn ngừa lại ung thư rất tốt. Người bệnh có thể bổ sung thêm củ nghệ tươi và cả nghệ khô vào làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày.

Táo
Táo có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, một trong những lợi ích tốt cho sức khỏe của việc ăn táo mang lại là nó rất tốt cho phổi. Táo là thực phẩm thường được chị em sử dụng vì giàu chất chống oxy hóa, trong đó còn có flavonoid chống ôxy hóa là quercetin có tác dụng giúp bảo vệ phổi khỏi những tác hại của ô nhiễm không khí và khói thuốc. Quercetin cũng có trong món rượu vang đỏ, trà và hành tây.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những người thường ăn 5 quả táo trở lên mỗi tuần cũng có thể giảm bớt nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn cấp mạn tính.
>> Tham khảo: Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Nên ăn táo xanh hay táo đỏ?
Hành
Với những người thường xuyên hút thuốc, ăn hành có thể giúp họ khử độc tố trong phổi. Do đó, loại thực phẩm này là loại rất tốt để bồi bổ phổi.
Với môi trường không khí gặp nhiều ô nhiễm như hiện nay thì khói thuốc là điều không tránh khỏi. Cho dù bạn không hút thuốc thì khói thuốc từ người khác cũng sẽ ảnh hưởng đến bạn. Do đó bạn có thể thử dùng loại thực phẩm này để cải thiện sức khỏe lá phổi.
Lựu
Lựu được biết đến là loại trái cây thơm ngon lạ miệng với nhiều công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Trong quả lựu có chứa các hoạt chất chống oxy hóa và ngăn ngừa được sự hình thành các khối u tại phổi. Cho nên nếu không biết ăn gì tốt cho phổi có thể thử ngay loại trái cây này hoặc dùng các món nước ép, chè lựu,…

Cá hồi
Đây là loại cá có chứa nhiều acid béo Omega 3 giúp chống lại các vi khuẩn có khả năng gây bệnh phổi hiệu quả. Ngoài cá hồi thì bạn cũng có thể thêm vào thực đơn hàng ngày các món ăn từ cá khác như cá mòi, cá trích, cá thu…
Nho
Nho cũng là một tỏng những loại quả có chứa chất flavonoid và nhiều các vitamin khoáng chất thiết yếu giúp chúng ta tăng cường chức năng phổi. Ăn nho thường xuyên cũng sẽ là cách giúp chúng ta làm sạch lá phổi và đào thải độc tố.
>> Tham khảo: Nho bao nhiêu calo? Ăn nho có bị tăng cân hay không?
Nước tinh khiết
Mỗi ngày đơn giản chúng ta chỉ cần uống đủ nước cũng là cách giúp bảo vệ lá phổi hiệu quả. Cơ thể chúng ta có hơn 70% là nước do đó việc cung cấp nước uống thường xuyên giúp tăng khả năng lưu thông của máu tốt hơn và loại bỏ độc tố cho phổi được khỏe mạnh.
Trên đây là tổng hợp thông tin từ FITI giải đáp cho câu hỏi ăn gì tốt cho phổi. Hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu hơn và có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe cũng như hệ hô hấp tốt nhất.
- Ăn gì tốt cho thận? 15 loại thực phẩm bổ thận nên ăn mỗi ngày
- 12+ Loại thực phẩm tốt cho gan nên bổ sung hằng ngày
- 25 Thực đơn cho bữa sáng giảm cân đốt mỡ bụng đơn giản
- Tối nên ăn gì để giảm cân, giữ dáng? 10 thực đơn hiệu quả
Tôi là Mạnh Di, cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM với nhiều năm tập luyện và hoạt động trong lĩnh vực Gym, Fitness,.. Hiện tại, tôi đang là Personal Trainer và chia sẻ thông tin về Gym, Fitness đến cộng đồng. Sứ mệnh của tôi là giúp đỡ mọi người có sức khỏe tốt và sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn thông qua tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, tôi không ngừng tìm hiểu nâng cao kiến thức bản thân về thể hình, Gym và dinh dưỡng dành cho người tập thể hình. Cuối cùng, tôi được cộng đồng tín nhiệm và tin tưởng trong việc tư vấn về Lịch tập gym, các bài tập chuyên sâu cũng như chế độ dinh dưỡng để mang lại giá trị sức khỏe cho mọi người, tôi đã có nhiều bài viết chuyên sâu về chủ đề Gym, Fitness tại Fiti.vn để giúp mọi người có kiến thức về Gym, Fitness và Lifestyle.