Phân biệt các loại nước uống đảm bảo sức khỏe

Rate this post

 Nước uống là một phần thiết yếu của mọi sinh vật trên hành tinh xanh của chúng ta. Tuy nhiên tình trạng hàng giả, hàng nhái đang tràn lan trên thị trường tại thêm vấn nạn ô nhiễm nguồn nước khắp nơi. Khiến người tiêu dùng luôn cảm thấy không yên tâm khi mua nước về uống. Đó là lý do hôm nay FITI muốn giúp các bạn biết cách phân biệt các nguồn nước, để chọn được loại nước uống an toàn.

Phân biệt các loại nước uống đảm bảo sức khỏe

Phân biệt các loại nước uống đảm bảo sức khỏe

Chất lượng của nguồn nước uống và nước sinh hoạt

Về định nghĩa nước uống hay còn gọi nước sạch là các loại nước đủ độ tinh khiết tối thiểu. Để con người hoặc các loài động vật, thực vật có thể uống, tiêu thụ, hấp thụ nhằm duy trì sức khỏe. Mà ít gặp phải các nguy cơ tác hại trước mắt hoặc về lâu dài. 

Tại hầu hết các nước phát triển, nước uống được cung cấp tận mơi cho các hộ gia đình. Trong khi đó các hoạt động thương mại và công nghiệp đều đặt ra tiêu chí về các loại nước uống phải đạt tiêu chuẩn về vệ sinh (thường là nước máy, nước ngọt, nước lọc).

Còn nước sinh hoạt mặc dù cũng là nước sạch nhưng chưa được tinh chế kỹ lưỡng để đạt mức chuẩn uống được. Nên chúng thường được sử dụng vào các mục đích nư chế biến thực phẩm hay việc tắm rửa hoặc tưới tiêu, rửa xe…. Nói chung nước sạch là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá về chất lượng cuộc sống. Ngoài ra nước sạch cũng được phân chia thành nhiều loại như nước đóng bình, đóng chai hay nước máy và nước giếng.

Nước đủ độ tinh khiết

Nước đủ độ tinh khiết

Nước đóng bình, chai

Nước đóng bình hoặc đóng chai là một sản phẩm thiết yếu và có tính tiện lợi cao. Do đó không rất dễ hiểu khi nhu cầu dùng nước đóng bình chai vẫn ngày một tăng cao. Quan trọng hơn kinh doanh nước đóng bình chai còn rất tiềm năng, mang lại lợi nhuận lớn.

Hiện đang có rất nhiều cá nhân, đơn vị ưa chọn đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này là do tính linh động về nhu cầu và tài chính. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn lắp đặt hệ thống lọc nước đóng bình chai tự động hay bán tự động. Chẳng hạn một số bộ phận của dây chuyền hoàn toàn có thể sử dụng một cách thủ công thay vì máy móc như đóng nắp chai – bình, súc rửa bình…

Một dây chuyền sản xuất nước uống đóng hoàn chỉnh bao gồm: hệ bồn chứa inox 304: 2.500-3.000 lít chứa nước, hệ lọc thô đa năng, hệ lọc cặn tinh. Ngoài ra còn có những thành phần cao cấp hơn như hệ lọc RO, máy ozone, đèn UV, dây chuyền chiết rót bình-chai và hệ thống súc rửa bình. Cùng một số máy móc thiết bị (không bắt buộc) khác.

Một hệ lọc thô để sản xuất nước đóng bình thông thường sẽ bao gồm 3 lõi lọc. Vỏ lõi lọc được làm từ chất liệu composite – sợi thủy tinh. Chúng có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa và chống lại bị ăn mòn. Nhờ có nó mà các vật liệu lọc bên trong cột được bảo quản tốt, qua đó tăng thời gian sử dụng.

Nước đóng bình – chai là một sản phẩm thiết yếu

Nước đóng bình/ đóng chai là một sản phẩm thiết yếu

Xem thêm: Carb là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết

Nước máy

Đây là loại nước đã qua xử lý thông qua một hệ thống nhà máy lọc nước với các phương pháp công nghiệp. Nó dùng để cung cấp cho các khu vực đô thị từ các nguồn nước tự nhiên. 

Loại nước này sau khi qua xử lý tại các nhà máy lọc nước sẽ được đưa vào các đường ống dẫn đước đến từng hộ gia đình. Thường thì điểm cuối cùng của nước máy là các vòi nước. Các mô hình cung cấp nước máy được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, và phổ biến trong thế kỷ 20. 

Chúng được làm sạch bằng cách áp dụng các công nghệ liên quan trong việc cung cấp sạch cho sinh hoạt, sản xuất và các công trình công cộng. Có thể cho rằng nước máy là một trong những bước tiến lớn của văn minh nhân loại. Trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống sinh hoạt. Loại nước này cũng được gọi là nước sạch có thể sử dụng, nhưng vẫn chưa đủ tiêu chuẩn tinh khiết để dùng làm nước uống.

Nước máy đã qua xử lý thông qua một hệ thống nhà máy lọc nước

Nước máy đã qua xử lý thông qua một hệ thống nhà máy lọc nước

Nước giếng

Giếng khoan là những hố sâu do con người đào trực tiếp thẳng từ mặt đất xuống các mạch nước ngầm. Nước giếng do nằm sâu trong tình trạng yếm khí và tiếp xúc trực tiếp với đất nên có thành phần khá phức tạp. 

Chúng thường bao gồm các thành phần: chất khoáng hòa tan; sắt và mangan tồn tại ở dạng hòa tan; axit carbonic; khí metan, khí H2S, khí NH3; vi khuẩn tự nhiên; các chất hóa học và kim loại nặng. Qua đó có thể thấy những thành phần như kim loại nặng, chất hóa học, vi khuẩn… sẽ gây hại cho sức khỏe người dùng. Nên thời nay không còn mấy ai sử dụng nước giếng làm nước uống, kể cả khi có đun sôi lên.

Ngày nay các hoạt động công nghiệp sản xuất và sinh hoạt dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường đất. Khiến cho các nguồn nước giếng khoan cũng ngày càng trở nên ô nhiễm và nguy hiểm hơn. Đối với những nơi mà cư dân ở đó bắt buộc phải sử dụng nguồn nước này thì hệ lụy tất yếu. Nhất là đối mặt với nguy cơ vì nó có khả năng gây ra bệnh tật rất cao.

Nước giếng nằm sâu trong lòng đất

Nước giếng nằm sâu trong lòng đất

Theo các nghiên cứu về nước giếng tại Việt Nam đã cho thấy ở mỗi vùng có đặc trưng khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau thì nước giếng khoan sẽ có những tính chất khác nhau. Một số loại nước giếng khoan phổ biến hiện nay là  loại nước bị nhiễm mặn. Điều này hường xảy ra ở các vùng giáp biển. Còn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải Miền Trung, nước giếng khoan còn có thể bị nhiễm sắt và mangan.

Xem thêm: Tác hại của việc thức khuya tuyệt đối nên tránh

Làm sao để biết nước uống là an toàn

Để phân biệt được đâu là nước đóng chai sạch, an toàn bạn cần lưu ý, dựa vào nhãn mác trên mỗi sản phẩm. Thường thì nếu là nước đóng chai, đóng bình của các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Sẽ không có chất dính ở nhãn mác. 

Để gắn nhãn mác lên chai, bình nhựa, các nhà sản xuất thường sử dụng công nghệ dán bằng nhiệt nên rất dễ bóc. Trong khi đó những sản phẩm làm giả trên thị trường thì nhãn thường dùng keo dán nên rất chắc chắn, khó bóc. 

Chỉ cần bóc ra, người tiêu dùng có thể nhìn thấy chất dính bằng mắt thường. Ngoài ra, nhãn hiệu đúng theo quy định phải ghi đầy đủ bao gồm tên nguồn, khu vực nguồn nước khoáng… Do đó, nếu thấy thông tin trên sản phẩm không rõ ràng, không đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ thì người tiêu dùng nên cẩn thận.

Các chất có thể làm ô nhiễm các nguồn nước uống

Uống nước nhiều mỗi ngày luôn là một ý tưởng tốt để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những tin tức trong cộng đồng về dư lượng thuốc và chất ô nhiễm trong nước. Đang khiến nhiều người không yên tâm về chất lượng nước sinh hoạt. Nhằm giúp các bạn yên tâm trong việc sử dụng nước để uống hàng ngày. 

Đánh giá mức an toàn của nước uống qua độ pH

pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H+ có trong tất cả các nguồn nước và có thang giá trị từ 0 đến 14.

Nó cũng là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất, để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Ngoài ra nó còn đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, và khả năng ăn mòn. 

Khi chỉ số pH trong nhước dưới mức 7 thì nước đó có tính axít. Còn nếu độ pH trong nước trên mức 7 thì nước có tính kiềm. Thường thì nước uống có tính kiềm cao một chút sẽ tốt hơn cho sức khỏe của con người. Vì đó là môi trường an toàn, phù hợp với các loài thủy sinh.

Dựa vào lượng SS (solid solved)

SS là một thuật ngữ dùng để nói đến lượng hất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước trên nhiều phương diện. Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước quá thấp sẽ gây cản trở sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự phát triển của cơ thể

Bởi vậy nếu lượng chất rắn lơ lửng trong nước quá cao chắc chắn sẽ sẽ gây nên cảm quan không tốt. Vì chúng sẽ che hết ánh sáng gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp dưới nước. gây ra tình trạng nước thiếu oxy. Mà oxy lại điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến đời của mọi sinh vật.

 Nước uống thiếu oxy không những không tốt cho sức khỏe con người, mà chất rắn trong nước tích tụ lâu ngày còn có thể gây tắc nghẽn mạch máu.

COD ( chỉ số cầu oxy hoá)

COD hay Chemical oxygen Demand là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước. Để tạo thành thành CO2 và H2O.

COD còn là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước bao gồm cả thải, nước mặt, nước sinh hoạt. Vì nó nói lên hàm lượng chất hữu cơ đang có trong nước là bao nhiêu. Nếu hàm lượng COD trong nước cao thì càng cho thấy nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.

 BOD (nhu cầu oxy sinh hoá)

BOD là chỉ số oxy (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích) cần cho vi sinh vật tiêu thụ. Nhằm để oxy hoá sinh học các chất hữu cơ ở trong bóng tối tại điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Chỉ số BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước.

Các thông số BOD có tầm ảnh hưởng quan trọng trong thực tế. Bởi nó là cơ sở để thiết kế và vận hành trạm xử lý nước thải. Chỉ số BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao. Nguồn nước có chỉ số BOD cao không thích hợp để dùng làm nước uống.

Amoniac

Bề mặt tự nhiên của vùng không ô nhiễm amoniac, trong nước chỉ có ở nồng độ vết (dưới 0,05 mg/l). Còn nguồn nước có độ pH acid hoặc trung tính, thì amoniac tồn tại ở dạng ion amoniac (NH4+); nguồn nước có pH kiềm thì amoniac tồn tại chủ yếu ở dạng khí NH3.

Trong nước ngầm nồng độ Amoniac cao hơn nhiều so với nước trên mặt đất. Lượng amoniac trong nước thải từ quá trình sinh hoạt và làm việc từ các khu dân cư và từ các nhà máy hoá chất có thể lên tới 10-100 mg/l. Hàm lượng Amoniac có mặt trong nước quá cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các loài thủy sinh khác.

Nitrat (NO3-)

Nitrat là chất cuối cùng được tạo ra từ quá trình phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật.

Trong tự nhiên nước có nồng độ nitrat trung bình <5 mg/l. Còn tại những vùng bị ô nhiễm do chất thải, phân bón. Nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của các loài tảo, rong, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thuỷ sản. 

Bởi vậy nếu nước uống mà có nồng độ Nitrat cao thì có khả năng trong đó sẽ có các thành vần tảo, rong rêu. Nếu trẻ em uống phải nguồn nước này có thể sẽ bị ảnh hưởng đến tiêu hóa và máu gây bệnh gầy gò, xanh xao. 

Khi dùng nguồn nước từ máy lọc cần lưu ý gì

Để chắc chắn nguồn nước uống sử dụng hàng ngày đạt độ chuẩn tinh khiết, có lợi cho sức khỏe. Mỗi hộ gia đình nên sắm riêng một chiếc máy lọc nước. Tuy nhiên khi dùng nguồn nước từ máy lọc, cũng có một số điều các bạn cần lưu ý.

Không được lắp trực tiếp vòi lấy nước của máy vào ống dẫn nước nóng

Ống dẫn nước nguồn của máy lọc nước được sản xuất từ chất liệu nhựa hoặc cao su. Nên nếu bạn lắp vòi lấy nước của máy vào ống dẫn nước nóng sẽ làm cho ống dẫn nước nhanh bị hỏng. Khi đó ống rất dễ bị chảy do sức nóng của nước.

Giữ cho đường ống dẫn nước thải từ máy ra luôn được thông thoáng

Hãy luôn chú ý đến đường dẫn nước thải để tránh việc ống dẫn bị tắc hoặc bít lại. Điều này sẽ khiến cho nguồn nước thải không được xả ra ngoài. Dẫn đến máy sẽ không thể tự động sục rửa hệ thống lõi lọc sau khi lọc nước. Điều này không chỉ làm giảm tuổi thọ của lõi lọc nước mà còn làm cho chất lượng nước sau khi lọc sẽ không được tinh khiết.

Nên để máy sục rửa 3 giờ đối với máy mới và một số máy đã lâu không sử dụng

Để đảm bảo nước uống an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, đồng thời loại bỏ cặn bẩn, nấm mốc và các vi khuẩn có hại khác ở máy lọc nước. Dù là máy mới hay máy đã lâu không sử dụng, hãy làm sạch định kỳ. Bằng cách lắp máy vào đường nước và cho máy chạy liên tục trong vòng 3 giờ đồng hồ.

Các bạn vừa xem xong những thông tin tham khảo về cách phân loại các nguồn nước uống, và cách nhận biết nước thế nào là uống được. Hy vọng qua bài viết này, FITI đã cung cấp tới bạn đọc những kiến thức cần thiết. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ tới mọi người, để cùng nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước nhé.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *