Khoai mì bao nhiêu calo? Ăn khoai mì có mập không?

5/5 - (6 bình chọn)

Củ khoai mì hay còn gọi là củ sắn, là một loại củ khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Loại củ này gắn liền với đời sống của nhiều người. Vậy bạn đã biết khoai mì bao nhiêu calo? Những công dụng của khoai mì cho sức khỏe là gì? Cùng FITI tìm câu trả lời về calo của khoai mì ngay sau đây.

Khoai mì là gì?

Trước khi tìm hiểu khoai mì bao nhiêu calo, cùng điểm qua khoai mì là gì nhé! Khoai mì theo người miền Bắc còn có tên gọi khác là sắn. Đây là cây lương thực sống rất lâu năm và thuộc họ Đại kích (theo y học phương Đông).

Cây khoai mì thường cao khoảng 2m – 3 m, phần lá cây khía thành nhiều thùy, rễ khoai mì mọc ngang và phát triển thành củ. Chúng tích lũy tinh bột bên trong, có thời gian sinh trưởng khoảng từ 6 – 12 tháng, tùy giống và đất trồng.

Khoai mì hay củ sắn mang lại lợi ích cho sức khỏe
Khoai mì hay củ sắn mang lại lợi ích cho sức khỏe

Với thời phong kiến dân ta thường dùng củ khoai mì hay gọi là củ sắn để làm thực phẩm ăn hàng ngày. Vì khi đó vấn đề canh tác lúa mì vẫn chưa được năng suất cũng như không có ruộng đất trồng. Vì vậy phải ăn củ khoai mì làm bữa ăn chính thay thế cơm. Cho nên hiện tượng say củ khoai mì thường xảy ra rất phổ biến.

Nhưng không thể phủ nhận rằng khoai mì có chứa nhiều thành phần mang lại lợi ích cho sức khỏe khi ăn chín. Không thể ăn sống và ăn số lượng lớn vì dễ gây ra say và ngộ độc. Vậy câu hỏi đặt ra là khoai mì chứa bao nhiêu calo?

Thành phần dinh dưỡng có trong củ khoai mì

Khoai mì là loại củ rất giàu carbohydrate, cùng 1 lượng protein, chất béo có lợi cho sức khỏe. Khoai mì cung cấp cho cơ thể một lượng chất xơ, khoáng chất và một số loại vitamin khác như:

  • Carbohydrate: 27g
  • Chất xơ: 1g
  • Phốt pho: 5% RDI
  • Vitamin B1: 20% RDI
  • Canxi: 2% RDI
  • Vitamin B2: 2% RDI

* RDI là khẩu phần ăn khuyến cáo hằng ngày.

Trong khoai mì bao nhiêu calo?

Khó để trả lời chi tiết khoai mì bao nhiêu calo vì hàm lượng calo sẽ thay đổi theo mỗi cách chế biến khác nhau. Cùng FITI tìm hiểu lượng calo trong một số món ăn quen thuộc từ khoai mì.

100gr khoai mì chứa bao nhiêu calo?

Khoai mì chứa thành phần khác như canxi, vitamin B, chất xơ
Khoai mì chứa thành phần khác như canxi, vitamin B, chất xơ

Bạn thắc mắc không biết trong 100gr khoai mì bao nhiêu calo? Theo nghiên cứu, 100gr khoai mì chứa khoảng 112 calo. Lượng calo này được đánh giá tương đối thấp và đến từ hàm lượng carbohydrate (chiếm đến 98% trong bảng thành phần). Ngoài ra, những thành phần khác như canxi, vitamin B, chất xơ khá dồi dào trong món ăn này.

Khoai mì hấp nước cốt dừa có bao nhiêu calo?

Khoai mì thường được chế biến dạng hấp hoặc luộc. Nhìn chung, những phương pháp này không thay đổi lượng calo quá nhiều và vẫn bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng. Khoai mì hấp hay khoai mì hấp nước cốt dừa có khoảng 145 calo – 152 calo. Sử dụng những món khoai mì hấp vừa lành mạnh và vừa đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể.

Khoai mì nướng có chứa bao nhiêu calo?

Để chế biến được món củ khoai sắn nướng vô cùng đơn giản. Bạn cho khoai mì lên bếp than nướng trong vòng 60 phút. Thời gian nướng bạn có thể nhâm nhi vài củ lạc hay vài tách trà nóng trước. Nhưng có lẽ bạn sẽ bất ngờ về lượng calo của khoai mì nướng đấy. Trong khoai mì nướng có chứa lên đến 384 calo cho một khẩu ăn.

Chè khoai mì có chứa bao nhiêu calo

Khoai mì hiện nay thường được biến tấu làm chè khoai mì, và được các bạn trẻ đón nhận vô cùng nồng nhiệt. Chúng ta sẽ bắt gặp các bát chè khoai mì ở các tiệm chè cùng với nhiều món chè khác.

Chè khoai mì là một món ăn thơm ngon được làm lá nếp, nước cốt dừa cùng khoai mì. Chúng đều là thành phần chứa nhiều tinh bột và chất béo. Vậy bạn có biết chè khoai mì bao nhiêu calo? Tùy vào cách chế biến mà lượng calo của món ăn này cung cấp có sự khác biệt nhất định. Nhưng nhìn chung thì trong một chén chè khoai mì chứa khoảng 308 kcal.

Lợi ích của khoai mì cho sức khỏe

Sau khi đã được giải đáp khoai mì bao nhiêu calo, có thể thấy được giá trị dinh dưỡng dồi dào của loại củ này. Do đó, khoai mì cũng đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể, ngăn ngừa những tình trạng bệnh thường gặp như sau.

Khoai mì giúp trị tiêu chảy

Thành phần trong khoai mì có hoạt chất chống oxy hóa giúp cho khoai mì cải thiện tình trạng tiêu chảy, đau bụng. Khoai mì còn có khả năng đào thải độc tố ra bên ngoài, giúp ổn định hệ đường ruột cho dạ dày co bóp và hoạt động hiệu quả hơn.

Khoai mì có thể giúp điều trị tiêu chảy
Khoai mì có thể giúp điều trị tiêu chảy

Khi gặp tình trạng tiêu chảy, bạn hãy uống nước khoai mì đun sôi hay ăn khoai mì hấp, luộc còn nóng. Điều này sẽ giúp vùng bụng ấm, ngăn ngừa tiêu chảy cũng như loại bỏ vi khuẩn tốt hơn.

Ăn khoai mì giảm đau đầu hiệu quả

Hàm lượng vitamin B2 và Riboflavin trong khoai mì sẽ giúp bạn giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Khoai mì đem đến nguồn năng lượng dồi dào

Chắc hẳn đến đây bạn đã có câu trả lời cho khoai mì bao nhiêu calo. Khoai mì có hơn 95% carbohydrate trong thành phần, mang đến nguồn năng lượng dồi dào và còn giúp não bộ hoạt động hiệu quả, tập trung. Các tình trạng khác như cao huyết áp, đau đầu, loãng xương,…cũng sẽ được cải thiện khi sử dụng khoai mì hợp lý.

Ngoài ra, với lượng protein có trong khoai mì có thể duy trì cũng như giúp cơ bắp săn chắc hơn. Bạn có thể bổ sung thêm khoai mì với lượng phù hợp để cung cấp năng lượng tốt nhất.

Ăn khoai mì có tăng cân không?

Vì khoai mì có chứa hàm lượng calo cao, cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác nên nếu bạn ăn khoai mì với số lượng nhiều hay thường xuyên, bạn có thể bị tăng cân. Để tránh tăng cân, bạn cần điều chỉnh lượng khoai mì từ các món ăn khác cho phù hợp.

Khoai mì bao nhiêu calo? Ăn có gây tăng cân không?
Giải đáp ăn khoai mì có gây tăng cân không?

Mỗi ngày chúng ta cần 2.000 – 2.200 calo để duy trì các hoạt động cần thiết. Nếu ăn 100g khoai mì thì bạn chỉ được nạp tối đa 1.888 – 2.088 calo từ những món ăn khác. Còn nếu ăn 200g khoai mì thì bạn chỉ được nạp tối đa 1.776 – 1.976 calo từ món ăn khác.

Xem thêm: Khoai lang bao nhiêu calo? Cách ăn khoai lang giảm cân nhanh

Ăn khoai mì có tốt hay không?

Cùng FITI tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc ăn khoai mì có tốt không ngay sau đây.

Củ khoai mì có chứa lượng calo cao

100gr khoai mì bao nhiêu calo? Trong 100gr khoai mì có chứa khoảng 112 calo, khá cao so với những loại rau củ khác. Với cùng trọng lượng, thì khoai lang chỉ cung cấp 76 calo và củ cải đường cung cấp 44 calo.

Người ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng calo cao thường xuyên có thể dẫn tới tăng cân và béo phì, ngoài ra còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và những bệnh về xương khớp.

Vì vậy, hãy ăn củ khoai mì với lượng vừa phải và chia thành những khẩu phần phù hợp. Một khẩu phần khoai mì tiêu chuẩn chỉ nên khoảng 73 – 113g mà thôi.

Củ khoai mì rất giàu tinh bột đề kháng

Bạn thắc mắc ăn khoai mì có tác dụng gì? Khoai mì chứa nhiều tinh bột đề kháng, loại tinh bột không được tiêu hóa khi qua ruột non và có đặc tính tương tự như chất xơ hòa tan. Việc ăn các thực phẩm giàu loại tinh bột này mang đến một số lợi ích cho sức khỏe.

Tinh bột kháng trong khoai mì làm tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột
Tinh bột kháng trong khoai mì làm tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột

Trước hết, tinh bột đề kháng sẽ làm tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột, có thể giúp bạn giảm viêm và tăng cường tiêu hóa. Hơn nữa, khoai mì còn có vai trò quan trọng trong việc giúp ăn nhanh no và giảm sự thèm ăn. Đây là các lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi bạn tìm hiểu việc ăn củ mì có tác dụng gì.

Dù tinh bột đề kháng mang đến nhiều lợi ích hứa hẹn, nhưng nhiều phương pháp chế biến thường thấy có thể làm giảm hàm lượng loại tinh bột này trong củ khoai mì. Các sản phẩm làm từ khoai mì, như bột khoai mì, thường có tinh bột đề kháng thấp hơn so với khoai mì được luộc chín đơn thuần.

Chế biến củ khoai mì không đúng cách sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng

Nhiều người không biết rằng, việc chế biến khoai mì sai cách có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của củ khoai mì. Nếu như bạn gọt vỏ, cắt nhỏ rồi nấu thì giá trị dinh dưỡng của khoai sẽ giảm đi đáng kể. Điều này là vì nhiều vitamin và khoáng chất có trong khoai mì bị phá hủy khi bạn chế biến sai cách.

Không những thế, chất xơ và chất kháng tinh bột cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự. Do đó, các dạng thực phẩm chế biến từ khoai mì, như bột năng và bột garri thường có giá trị dinh dưỡng không cao. Trong khoảng 30gr trân châu không cung cấp gì ngoài calo và lượng rất ít khoáng chất.

Luộc chín được chứng minh là một phương pháp chế biến tốt nhất, giữ lại được hầu hết những chất dinh dưỡng có trong khoai mì, ngoại trừ vitamin C bởi vì vitamin C nhạy cảm với nhiệt và cũng rất dễ hòa tan trong nước.

Củ khoai mì có thể làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Khoai mì ngon và giàu dinh dưỡng nhưng loại củ này lại có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người ăn nếu như không được nấu chín. Khoai mì sống có thể có độc tố, nếu ăn với lượng lớn có thể gây ngộ độc.

Chứa glycoside cyanogen làm tăng các nguy cơ nguy cơ ngộ độc cyanua

Trong củ của cây khoai mì sống có chứa một lượng tương đối lớn glycoside cyanogen, khi vào cơ thể nó sẽ giải phóng cyanua gây hại. Việc ăn khoai mì sống thường xuyên làm tăng nguy cơ ngộ độc cyanua, đồng thời còn gây suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh. Thêm vào đó, tình trạng ngộ độc cyanua còn có thể gây tê liệt, tổn thương nội tạng, nghiêm trọng hơn có thể gây chết người.

Khoai mì bao nhiêu calo và có thể chứa glycoside
Khoai mì có thể chứa glycoside cyanogen làm tăng nguy cơ nguy cơ ngộ độc cyanua

Những người có vấn đề về chuyển hóa hay gặp khó khăn trong việc hấp thụ protein có nguy cơ sẽ bị ngộ độc cyanua cao hơn vì chức năng của protein giúp loại bỏ cyanua khỏi cơ thể. Hơn nữa, ở một số nơi trên thế giới, khoai mì đã được chứng minh rằng có thể hấp thụ những hóa chất độc hại từ đất trồng, chẳng hạn như asen hay cadimi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở những người ăn nhiều khoai mì.

Chứa các chất phản dinh dưỡng

Nếu bạn băn khoăn khoai mì có độc hay không thì bên cạnh các chất dinh dưỡng, củ khoai mì cũng có chứa nhiều các hợp chất phản dinh dưỡng. Chất phản dinh dưỡng là hợp chất tự nhiên có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt thực vật. Chúng gây cản trở quá trình tiêu hóa, đồng thời còn ức chế sự hấp thụ vitamin và khoáng chất trong cơ thể.

Tuy không có tác động đến những người khỏe mạnh, nhưng những hợp chất này lại có thể tác động đến những người đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Chất phản dinh dưỡng có thể ngăn quá trình hấp thu và làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Dưới đây là các chất phản dinh dưỡng được tìm thấy trong khoai mì:

  • Saponin: Là chất phản dinh dưỡng có thể làm giảm hấp thu một số vitamin và khoáng chất.
  • Phytate: Chất phản dinh dưỡng có thể làm cản trở quá trình hấp thụ magiê, sắt, canxi và kẽm.
  • Tanin: Làm giảm khả năng chuyển hóa cũng như có thể làm gián đoạn quá trình hấp thụ sắt, đồng, kẽm và vitamin B1.

Cách chế biến khoai mì đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Bạn đã an tâm về vấn đề khoai mì bao nhiêu calo và muốn tìm hiểu những cách chế biến khoai mì an toàn cho sức khỏe? Khoai mì có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cụ thể, hàm lượng carb có trong khoai mì chỉ đứng sau gạo và bắp. Tuy nhiên, cần lưu ý cách chế biến để không làm mất giá trị dinh dưỡng của loại củ này.

Khoai mì khi chế biến lâu sẽ bị giảm giá trị dinh dưỡng vì các vitamin, khoáng chất, chất xơ và tinh bột kháng trong củ có xu hướng mất đi khi nấu. Cách tốt nhất đó là luộc hoặc hấp khoai mì, ngoài ra để tạo thêm nhiều món bạn có thể nướng, xào, làm bánh hoặc hầm.

Ngâm củ khoai mì trong nước khoảng 48 tiếng trước khi nấu
Ngâm củ khoai mì trong nước khoảng 48 tiếng trước khi nấu

Đặc biệt hơn, hiện nay có salad và nhiều món ăn chay từ khoai mì. Để ăn khoai mì được an toàn thì bạn nên ngâm củ trong nước khoảng 48 tiếng trước khi nấu. Vỏ khoai mì được đảm bảo gọt sạch vì trong vỏ có chứa xyanua. Một lưu ý nữa khi ăn là nên ăn khoai mì kết hợp với các protein khác. Bạn không ăn quá nhiều hay liên tục trong thời gian dài.

Khoai mì sử dụng để làm gì?

Khoai mì có giá trị dinh dưỡng rất cao như khoai tây, khoai môn, khoai lang… Tuy nhiên hàm lượng protein thấp nhưng nó lại chứa nhiều carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Khoai mì được dùng để sản xuất tinh bột vì có giá thành rẻ nên được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm như: sử dụng trong sản xuất chất tạo ngọt hoặc làm tác nhân kết dính cho các sản phẩm bánh kẹo.

Trong sản xuất bánh mì, thì tinh bột được dùng như một cơ chất cho nấm men sử dụng trong quá trình lên men và nó tham gia vào phản ứng tạo màu nâu của sản phẩm khi nướng.

Bạn có thể chế biến khoai mì thành những món ăn chính và ăn nhẹ cho cả gia đình. Món ăn quen thuộc nhất đối với người Việt Nam chúng ta chính là khoai mì luộc, bánh khoai mì nướng, khoai mì hấp nước cốt dừa, bánh tằm… Bạn có thể thái lát khoai mì rồi đem nướng để làm món khoai mì nướng, tương tự như khoai tây.

Một số câu hỏi liên quan đến ăn khoai mì

Như vậy, sự thật khoai mì bao nhiêu calo và ăn khoai mì có giảm cân không đã được hé lộ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan đến việc ăn khoai mì như sau:

Ăn khoai mì nhiều có bị nổi mụn không?

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc khoai mì có tính nóng và gây nổi mụn cho người sử dụng. Bạn không cần lo lắng về điều này, tuy nhiên, bạn không được lạm dụng ăn quá nhiều khoai mì.

Ăn khoai mì có làm cho vết thương hở mưng mủ không?

Theo các chuyên gia, thì khoai mì KHÔNG làm cho vết thương hở bị mưng mủ hay sưng đau. Những thành phần có trong khoai mì không tác động tới vết thương nên bạn có thể hoàn toàn an tâm thưởng thức món ăn này.

Khoai mì không làm vết thương hở bị mưng mủ
Khoai mì không làm vết thương hở bị mưng mủ

Trong tình trạng vết thương hở thì bạn cần kiêng khem các món ăn như thịt bò, rau muống, thịt gà, đồ cay nóng, hải sản,… Những món ăn này sẽ làm ảnh hưởng tốc độ hồi phục vết thương cũng như dễ hình thành sẹo lồi.

Bà bầu có thể ăn khoai mì được không?

Mẹ bầu được bác sĩ khuyến khích sử dụng khoai mì trong thai kỳ. Khoai mì có chứa các thành phần vitamin C và folate, đây là những hợp chất giúp mẹ và bé khoẻ mạnh, không bị chuột rút hay thiếu máu. Trong quá trình ăn khoai mì, cần chú ý liều lượng cũng như cách chế biến món ăn. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của chuyên gia, bác sĩ.

Đang cho con bú ăn khoai mì thì có bị mất sữa không?

Ăn khoai mì sẽ không làm mất sữa như nhiều người vẫn thường nghĩ. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng khoai mì vì lúc này cơ thể mẹ còn yếu, dễ bị ngộ độc hay phản ứng phụ.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn bú mẹ có cơ địa nhạy cảm, chưa phát triển hoàn chỉnh vì vậy sẽ không thể đào thải độc tố ra bên ngoài. Do đó, một vài thành phần trong khoai mì đôi khi sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của em bé.

Cách ăn khoai mì không sợ tăng cân

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu đã biết khoai mì bao nhiêu calo thì việc ăn khoai đúng cách mì không những không gây tăng cân, mà nó còn góp phần kiểm soát cân nặng. Bạn nên cân nhắc bổ sung thêm khoai mì vào chế độ ăn kiêng của mình.

Khoai mì bao nhiêu calo? Cách ăn khoai mì không mập
Cách ăn khoai mì không lo tăng cân bạn nên biết

Trong quá trình áp dụng, bạn hãy lưu ý những điều sau:

  • Bạn có thể ăn 200gr khoai mì vào bữa sáng hoặc bữa phụ.
  • Có thể dùng khoai mì thay cơm trắng nhưng vẫn phải ăn các món ăn khác để tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Nên ăn khoai mì luộc, hấp thay nướng bánh khoai mì để giảm tối đa lượng calo được nạp vào cơ thể.
  • Không ăn khoai mì thay thế cho những bữa chính để tránh khiến cơ thể suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng.
  • Không ăn chè khoai mì, những món ăn từ khoai mì có nước cốt dừa, đường, sữa,… vì các cách chế biến này làm cho lượng calo tăng vọt và làm ảnh hưởng đến quá trình giảm cân.
  • Không ăn khoai mì ban đêm để tránh những ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
  • Không ăn khoai mì lúc đang đói vì sẽ dễ bị ngộ độc hơn.

Xem thêm: Đường ăn kiêng là gì? Sử dụng đường ăn kiêng có tốt không

Lưu ý quan trọng gì khi ăn khoai mì giảm cân?

Là loại thực phẩm dễ tìm và dễ chế biến thế. Khoai mì bao nhiêu calo đã được giải đáp để giúp bạn có thể để điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau khi ăn khoai mì để đảm bảo cho sức khỏe:

  • Nên ăn khoai mì với đường hay mật ong để trung hòa độc tố.
  • Khoai mì ngọt nên chế biến ngay sau khi thu hoạch.
  • Không nên ăn củ khoai mì có đốm xanh vì nguy cơ nhiễm độc tố rất cao.
  • Bột khoai mì nên pha với nước đun sôi kỹ và thay nước 2-3 lần để loại bỏ chất độc.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết khoai mì bao nhiêu calo, ăn khoai mì có mập không, có tác dụng gì cũng như cần chú ý những gì khi ăn để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.  Đừng quên theo dõi FITI và cập nhật các tin tức làm đẹp, sức khỏe mới nhất nhé.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *