Bị trĩ có nên tập Yoga không? Top 12 bài tập cho người bệnh trĩ

5/5 - (1 bình chọn)

Hầu hết những người mắc phải bệnh trĩ đều gặp đau đớn và thường lựa chọn điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể do ít vận động, ngồi quá nhiều gây ra. Vì vậy, không ít người tìm đến liệu pháp tập Yoga. Nhưng liệu bị trĩ có nên tập Yoga hay không? Nếu tập Yoga có làm tình trạng bệnh trĩ nặng hơn không? Đừng lo lắng, hãy xem lời chia sẻ giải đáp của FITI cho những thắc mắc trên và hướng dẫn cho bạn top 12 bài tập tốt nhất cho người bệnh trĩ nhé!

Bị trĩ có nên tập Yoga
Bị trĩ có nên tập Yoga không và bài tập hiệu quả cho người mắc phải

Bị trĩ có nên tập Yoga không?

Khi bị bệnh trĩ, người bệnh có xu hướng ít vận động, vì sợ vùng bệnh sẽ bị đau hoặc trở nên trầm trọng hơn. Nên có rất nhiều thắc mắc rằng bị trĩ có nên tập Yoga không

Tập Yoga có tác dụng cực kỳ tốt cho những ai bị bệnh trĩ. Không chỉ tăng độ dẻo dai của xương khớp, mà vùng chậu cũng được thư giãn, lưu thông máu ổn định, hạn chế tụ máu trong tĩnh mạch. Qua đó vùng hậu môn được thư giãn, giảm đau nhức và sưng viêm. Vì vậy, bạn nên kết hợp tập Yoga khi đang điều trị bệnh trĩ. 

Các tư thế Yoga còn giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa, ổn định sự hoạt động của nhu động ruột, kích thích thận hoạt động,đi tiểu nhiều lần và tránh tình trạng táo bón. Qua đó, kiểm soát bệnh trĩ hiệu quả, ngăn ngừa bệnh diễn ra nặng hơn. 

Top 12 tư thế Yoga cho người bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ nên tập Yoga để vùng hậu môn được thư giãn, giảm đau nhức

Top 12 tư thế Yoga cho người bệnh trĩ

Những thắc mắc xoay quanh chủ để bị trĩ có nên tập Yoga không đã được FITI giải đáp ở trên rằng nên tập Yoga khi bị trĩ. Vậy nên tập những bài tập nào để có hiệu quả và an toàn nhất? Dưới đây là top 12 bài tập dành cho bạn: 

Bài tập Yoga cơ bản: Thở kết hợp

Một trong những bài tập cơ bản để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ là thở kết hợp. Thở đúng cách giúp đào thải độc tố, giảm căng thẳng, tăng lưu thông khí huyết và làm dịu các cơ quan bên trong cơ thể. Trong đó có vùng hậu môn. Bạn có thể thực hiện bài tập này ở bất cứ đâu, bất kỳ tư thế nào với cách thực hiện như sau:

  • Thả lỏng cơ thể và tập trung toàn bộ tâm trí vào phần bụng dưới. 
  • Hít vào từ từ và khép chặt 2 bên mông và đùi vào nhau. Đồng thời, hóp hậu môn vào và nín thở.
  • Giữ tư thế trong vài giây rồi thở ra từ từ và đưa hậu môn về lại trạng thái ban đầu. 
Bài tập Yoga cơ bản_ Thở kết hợp
Bài tập Yoga thở kết hợp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Đi bộ hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả

Một trong những bài tập đơn giản mà bạn lo lắng các động tác khó dễ tác động mạnh đến hậu môn là đi bộ. Bài tập này vô cùng dễ thực hiện hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng rò hậu môn, sa trực tràng, tiểu tiện không tự chủ,… Bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Đứng thẳng người, bàn tay nắm hờ và tập trung sức vào bụng dưới.
  • Hậu môn hóp lại và bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng kết hợp với hít thở đều đặn. 
  • Đi bộ khoảng 6-7 phút rồi thả lỏng hậu môn và về lại tư thế ban đầu.
  • Lặp lại động tác từ 2-3 lần mỗi ngày. 

Tư thế em bé ngăn cơn đau trĩ

Tư thế em bé Yoga là một trong những tư thế tốt nhất để ngăn chặn những cơn đau trĩ kéo đến nhờ khả năng tăng cường tuần hoàn xung quanh vùng hậu môn. Như tên gọi, tư thế em bé sẽ giúp bạn thư giãn, được ôm ấp và chở che mát xa các cơ quan nội tạng bên trong bạn. Không chỉ tăng cường tuần hoàn máu, tư thế em bé còn giúp giảm táo bón, thư giãn vùng lưng, chân và hông. Vì vậy, dù bạn có lười biếng đến đâu, đừng phân vân bị trĩ có nên tập Yoga nữa nhé. Vì tư thế này thực hiện rất dễ dàng với các bước sau:

  • Quỳ trên thảm tập với gót chân ở dưới mông, đầu gối hơi mở một khoảng rộng bằng vai.
  • Hạ thấp người xuống từ từ.
  • Để đầu chạm vào thảm tập và duỗi 2 tay thẳng về phía trước. 
  • Điều chỉnh và cho đến khi cảm nhận được các đốt cột sống được duỗi thẳng và thả lỏng thì giữ nguyên tư thế, thư giãn trong khoảng 30 giây.
Tư thế em bé ngăn cơn đau trĩ
Tư thế em bé ngăn chặn những cơn đau trĩ kéo đến

Tư thế co cơ sàn chậu

Một trong những bài tập hỗ trợ chữa trị bệnh trĩ hiệu quả là tư thế co cơ sàn chậu. Động tác này giúp thư giãn cơ vòng hậu môn, đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, kiểm soát ổn định tĩnh mạch hậu môn tránh căng thẳng và giảm sưng tốt. Cách thực hiện tư thế co cơ sàn chậu như sau: 

  • Nằm ngửa trên thảm, giường hoặc ngồi. 
  • Co cơ vùng hậu môn rồi giữ trong vòng 5 giây. Sau đó thư giãn 10 giây và tiếp tục lặp lại động tác trong 5 lần. 

Tư thế gác chân lên tường

Nếu bạn lo lắng bị trĩ có nên tập Yoga hay không, thì một động tác đơn giản nữa cho bạn thực hiện dễ dàng là tư thế gác chân lên tường. Tư thế này cải thiện lưu thông máu vùng bụng và hậu môn vô cùng hiệu quả. Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp quá trình đi đại tiện dễ dàng hơn. Bạn thực hiện gác chân lên tường theo các bước như sau:

  • Ở tư thế nằm bắt đầu gác 2 chân thẳng lên tường. Sao cho chân thẳng, vuông góc với sàn và mông càng sát tường càng tốt. 
  • Hai tay đặt dọc người hoặc đặt ngang vai rồi nhắm mắt lại thư giãn, hít thở sâu và đều.
  • Trong khi hít thở, vừa co siết nhẹ nhàng vừa thả lỏng cơ hậu môn. Duy trì bài tập trong 5 phút mỗi ngày. 
Tư thế gác chân lên tường
Tư thế gác chân lên tường trong Yoga cải thiện lưu thông máu vùng hậu môn

Tư thế xả hơi

Câu trả lời bị trĩ có nên tập Yoga hay không đã được giải đáp. Đây là bài tập Yoga đơn giản trong chuỗi các tư thế trong Yoga hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Động tác xả hơi ngăn ngừa tắc nghẽn tĩnh mạch hiệu quả. Cùng với đó, bài tập này tác động lớn đến vùng bụng giúp kiểm soát bệnh trĩ ổn định và ngăn ngừa táo bón. Bạn tập luyện theo các bước sau: 

  • Nằm ngửa sao cho chân và tay duỗi thẳng dọc theo cơ thể. 
  • Co đầu gối lên sát ngực với 2 tay ôm vòng 2 đầu gối. Đồng thời nâng đầu và chạm vào đầu gối. 
  • Khi đã cảm thấy ổn định, hít thở sâu và kết hợp siết cơ vùng hậu môn. Thoát khỏi tư thế từ bằng cách hạ dần đầu xuống trước rồi hạ chân và tay về lại tư thế bắt đầu. 

Tư thế ép đùi

Ép đùi là một trong những bài tập giải đáp cho câu hỏi bị trĩ có nên tập Yoga không. Tư thế ép đùi có thể giúp giãn nở khu vực xương chậu, đùi trong, háng và đầu gối. Ngoài ra, nó cũng mát xa hiệu quả các cơ bụng nhẹ nhàng để tiêu hóa được ổn định, thỏa mái. Để thực hiện bài tập này, tham khảo các bước sau:

  • Ngồi trên sàn với lưng thẳng, sau đó gập hai chân và đặt lòng bàn chân gần nhau.
  • Lấy tay ép nhẹ hai đầu gối sao cho cảm thấy căng cứng. Hãy giữ tư thế này trong khoảng 1 phút và hít thở sâu.
Tư thế ép đùi
Tư thế ép đùi mát xa cơ bụng để hệ tiêu hóa được ổn định

Kéo giãn cơ lưng và hông

Những hiệu quả của bài tập kéo giãn cơ lưng và hông sẽ giúp bạn không còn nghi ngờ hiệu quả khi bị trĩ có nên tập Yoga hay không. Động tác này không chỉ kéo giãn cơ bụng, cơ mông và vùng hậu môn, giúp người bệnh đi đại tiện thuận lợi hơn mà còn tác động đến vùng bụng cải thiện hệ tiêu hóa. Các bước để cải thiện bệnh trĩ qua bài tập này như sau:

  • Nằm ngửa rồi co một gối lên và giữ thẳng chân còn lại.
  • Chân co gối dùng tay kéo từ từ sát vào ngực. Đến khi cảm nhận các khớp đúng vị trí, thoải mái thì duy trì trong 30 giây và đổi bên cho chân còn lại.

Tư thế hít thở sâu

Nếu bạn có sức khỏe yếu mà vẫn phân vân có nên tập Yoga không, thì bài tập hít thở sâu hoàn toàn dành cho bạn. Thở sâu bằng bụng giúp nhu động ruột hoạt động ổn định, khỏe mạnh. Nhờ vậy, các căng thẳng, đau mỏi từ cơ sàn chậu và vùng hậu môn sẽ được giải tỏa. điều đặc biệt, hít thở sâu giúp tâm trí bạn thư giãn, năng lực nội tại phát triển, cơ quan ở bụng cũng được xoa bóp êm dịu, cải thiện bệnh trĩ hiệu quả. 

Bạn có thể hít thở sâu theo hướng dẫn sau:

  • Ngồi thẳng lưng, tay chống lên eo sao cho tay đặt dưới xương sườn nhưng ở trên vùng thắt lưng. 
  • Hít vào và thở ra thật sâu. Khi hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng lại sao cho rốn kéo về phía cột sống. 
  • Thực hiện hít thở sâu trong vòng 5 phút.

Tư thế Yoga cái cày

Tư thế Yoga cái cày có độ khó trung bình. Nó hỗ trợ và phục hồi hệ tiêu hóa bằng cách kéo giãn cột sống, phục hồi dây thần kinh cột sống. Các bước thực hiện tư thế cái cày như sau: 

  • Nằm sấp và từ từ nâng 2 chân qua đầu tới khi các ngón chân chạm sàn.
  • Có thể dùng 2 tay để đỡ hông. 
  • Từ từ mở đầu gối sang 2 bên (có thể áp đùi vào bên tai).
Tư thế Yoga cái cày
Tư thế Yoga cái cày hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả

Tư thế Yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả: trồng cây chuối

Nên tập Yoga là câu trả lời cho câu hỏi bị trĩ nên tập Yoga hay không. Ngoài các động tác đơn giản như trên, trồng cây chuối được xem là một động tác khó thực hiện, nhưng lại có tác dụng tốt đến hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Động tác này giúp máu được lưu thông lên não nhiều hơn, phổi hoạt động tốt và giảm sức ép, áp lực cho vùng lưng cũng như vùng hông. Các bước thực hiện Yoga trồng cây chuối như sau:

  • Qùy gối xuống sàn và gập người lên phía trước. 
  • Đặt khuỷu tay xuống sàn, 2 bàn tay nắm vào nhau tạo thành hình tam giác. 
  • Đặt đỉnh đầu xuống sàn. Từ từ duỗi thẳng chân và nâng mông lên cao sao cho tạo thành chữ V úp ngược. 
  • Từ từ bước chân về phía đầu, gót chân dần nâng khỏi mặt sàn. Từ từ đẩy hông đến khi 2 chân duỗi thẳng ngược lên trần nhà. 
  • Hít thở sâu sao cho lưng thẳng và giữ tư thế trong 10-15 giây.

Tư thế vòng hoa

Bị trĩ có nên tập Yoga khi đang ở mức nhẹ? Nếu bạn có các triệu chứng bị bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, tư thế vòng hoa sẽ cực kỳ thích hợp. Nó kích thích hệ tiêu hóa và mở khớp háng. Nhờ vậy, tình trạng táo bón được ngăn ngừa hiệu quả. Bạn tập luyện tư thế vòng hoa theo 3 bước sau: 

  • Dang 2 chân rộng bằng vai và đứng thẳng người.
  • Các ngón chân hướng sang một bên và uốn cong đầu gối để từ từ hạ thấp người xuống thực hiện tư thế ngồi xổm. 
  • Đưa 2 tay ra trước ngực và giữ tư thế vòng hoa ít nhất 1 phút. 
Tư thế vòng hoa
Tư thế vòng hoa thích hợp hỗ trợ chữa bệnh trĩ ở mức độ nhẹ

Những bài tập Yoga cần tránh cho người bệnh trĩ 

Người bị bệnh trĩ bị đau do tĩnh mạch bị giãn và bị sưng phồng. Vì vậy, cần tránh tạo áp lực quá lớn lên cơ thể khi tập Yoga. Đặc biệt tác động mạnh đến vùng bụng và vùng hậu môn. Những tư thế cần tránh cho người bị bệnh trĩ bào gồm:

  • Squat và các động tác với tạ nặng.
  • Đi xe đạp trong thời gian dài.
  • Tư thế chèo thuyền.
  • Tư thế cưỡi ngựa.
Những bài tập Yoga cần tránh cho người bệnh trĩ
Người bệnh trĩ nên tránh tư thế con thuyền trong Yoga

Những lưu ý khi tập Yoga chữa bệnh trĩ

Ngoài 12 bài tập Yoga trên để cải thiện bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý đến những thói quen sinh hoạt sau để có kết quả chữa trị nhanh nhất: 

  • Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi và mềm mại để mặc. 
  • Giữ vùng hậu môn luôn khô thoáng và sạch sẽ. 
  • Khi ngồi nên ngồi trên gối êm hoặc đệm ngồi chuyên dụng. 
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ để hệ tiêu hóa được trơn tru, dễ dàng bài tiết ra bên ngoài: rau tươi xanh, trái cây, các củ quả, ngũ cốc nguyên hạt như khoai lang, sắn, rau mồng tơi, bí đỏ,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế bị táo bón.
  • Khi đi đại tiện không nên cố rặn hoặc nín thở. 
  • Vệ sinh vùng hậu môn nên dùng nước ấm để vùng da này được thư giãn.
  • Nên dùng khăn ướt mềm để lau khô vùng hậu môn.
  • Khi bị đau sưng nên chườm lạnh hoặc chườm đá bằng khăn. 
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu để tránh gây căng thẳng, tạo áp lực lớn đến vùng chậu. 
  • Yoga rất có lợi trong quá trình chữa trị bệnh trĩ. Vì vậy, sau khi khỏi hẳn, bạn cũng nên duy trì tập luyện mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tái phát. 
Những lưu ý khi tập Yoga chữa bệnh trĩ
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ để tránh bị táo bón

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ, giải đáp của FITI về câu hỏi bị trĩ có nên tập Yoga hay không. Hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm các giải pháp để chữa trị bệnh trĩ thì không cần tìm đâu xa, chỉ cần rèn luyện thuần thục các tư thế trên mỗi ngày, bệnh trĩ sẽ được cải thiện, cảm giác đau do trĩ gây ra sẽ không còn. Nếu còn thắc mắc về các tư thế trong Yoga hay cần cải thiện bệnh lý nào đó, đừng ngần ngại liên hệ FITI để được hỗ trợ nhé. 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *